Mã tài liệu: 294339
Số trang: 12
Định dạng: zip
Dung lượng file: 111 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Trong những năm gần đây, khủng hoảng tài chính đã diễn ra ngày càng liên tục với cường độ mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp, gây ra những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia và toàn thế giới . Nhiều thị trường mới nổi đã trải qua những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảng Mexico 1994, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Acgentina 2001, và cuộc đại khủng hoảng 2008-2009.
Có rất nhiều băn khoăn xung quanh sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên băn khoăn lớn nhất và cũng cần giải đáp tốt nhất để có thể tránh được những cuộc khủng hoảng khác là làm thế nào từ một đất nước từ trạng thái tăng trưởng cao ngay trước một cuộc khủng hoảng có thể biến chuyển rất nhanh chóng sang trạng thái khủng hoảng, sụt giảm kinh tế trầm trọng
CÁC KHÁI NIỆM
Khủng hoảng tài chính là gì?
Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến sụp đổ.
Các dạng khủng hoảng tài chính đặc thù
1. Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis):
Rất hay gặp do ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi của các thể nhân và pháp nhân để cho vay lại nên rủi ro rất lớn về mặt số lượng cũng như thời hạn và chủng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vòa khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến tỉ lệ nợ quá hạn cao làm cho ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ khi đến hạn. Ngân hàng là một hệ thống chặt chẽ nên khủng hoảng rất dễ lây lan và tạo ra khủng hoảng cả hệ thống ngân hàng. Trong trường hợp khủng hoảng ngân hàng các ngân hàng thương lại thường có xu hướng xiết chặt các điều kiện tín dụng hay nâng lãi suất để bù đắp rủi ro và kết quả là đẩy các doanh nghiệp- bạn hàng chủ yếu của ngân hàng- vào tình thế khó khăn do thiếu nguồn tài chính để hoạt động.
2. Khủng hoảng nợ quốc gia (National Debt Crisis):
Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài quá nhiều và sử dụng không hiệu quả nên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xóa nợ, thậm chí phải tuyên bố vợ nợ. Khủng hoảng nợ xảy ra khá nhiều cùng với tiến trình toàn cầu hóa kinh tế do các điều kiện vay nợ nước ngoài trở nên dễ dàng.
3. Khủng hoảng tiền tệ (Monetary Crisis):
Hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn hay đáp ứng nhu cầu buộc chính phủ phải dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỉ giá hối đoái hoặc phá giá nội tệ làm cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng.
4. Khủng hoảng thị trường chứng khoán (Crisis of Security Market):
Với tư cách là đỉnh cao của kinh tế thị trường, TTCK rất nhạy cảm và phức tạp nên cũng rất dễ đổ vỡ. Khủng hoảng TTCK xảy ra khi giá chứng khoán biến động mạnh ngoài tầm kiểm soát và do hiệu ứng “bầy đàn” làm cho chứng khoán bị “bán tháo bán đổ” và làm cho thị trường bị “đông cứng” vì không có giao dịch tạo ra sự mất cân đối giữa chứng khoán vào/ra TTCK.
5. Khủng hoảng cán cân thanh toán/cán cân vãng lai/ cán cân vốn (Crisis of Current Account /Crisis of Capital Account) :
Cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/ cán cân vốn là cấu thành quan trọng nhất của tài khoản quốc gia. Khủng hoảng xảy ra khi cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại bị thâm hụt và khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các luồng ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào gây nên thâm hụt nặng nề.
6. Khủng hoảng khả năng/tính thanh khoán(Crisis of Liquidity):
Nếu các loại khủng hoảng tài chính ở trên liên quan tới cả 3 mặt số lượng, thời hạn và chủng loại của tiền thì khủng hoảng tính thanh khoản là sự mất cân đối chủ yêu liên quan tới thời hạn và chủng loại của giống tiền và một số loại tài sản đặc thù .
7. Khủng hoảng ngân sách(Budget Crisis):
Ngân sách nhà nước thâm hụt nặng và kéo dài trong khhi các nguồn bù đắp thâm hụt bị hạn chế hay/và không thể lạm dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả tai nạn hơn như vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 18