Mã tài liệu: 277105
Số trang: 41
Định dạng: zip
Dung lượng file: 577 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Chúng ta đều biết rằng tiền tệ vừa là sự khởi đầu cũng là kết thúc của các hoạt động kinh tế, tuy nhiên bên cạnh phương thức thanh tốn dùng tiền mặt còn có phương thức thanh tốn không giúp tiền mặt như séc, thẻ thanh tốn... Phương thức thanh tốn không dùng tiền mặt thể hiện ưu điểm của nó hơn phương thức thanh tốn sử dụng tiền mặt trong việc tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành, bảo quản .. quan trọng nhất là tập trung nguồn vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế, giúp quay vòng vốn nhanh hơn và một số các lợi ích khác của phương thức này, giúp đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Ở các nước phát triển trên thế giới, thẻ thanh tốn rất phổ biến và thông dụng đối với người dân trong sinh hoạt hằng ngày. Ở nước ta hiện nay, số lượng các ngân hàng tham gia vào thị trường phát hành thẻ ngày càng nhiều, bao gồm các ngân hàng quốc doanh, thương mại cổ phần cũng như các ngân hàng liên doanh, chi nhánh nước ngồi…, như ngân hàng Ngoại thương - Vietcombank (VCB), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Đông Á, ngân hàng ANZ…Thị trường thẻ thanh tốn ngày càng sôi động do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau. Cụ thể như sự xuất hiện của các liên kết tay đôi, tay ba trong lĩnh vực thẻ (Phương Nam, Sài gòn thương tín - Sacombank và ANZ) và đặc biệt là sự hình thành công ty cổ phần chuyển mạch quốc gia Banket bao gồm sự liên kết của 3 ngân hàng thương mại quốc doanh (Công thương - Incombank, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng Đầu tư), 4 ngân hàng thương mại cổ phần (Sacombank, ACB, Đông Á và Nam Á) và công ty Điện tốn và truyền dữ liệu (VDC).
Hiện nay, sản phẩm thẻ thanh tốn gồm hai loại thông dụng là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, có nhiều rủi ro cho các ngân hàng và các tổ chức phát hành thẻ bởi việc khách hàng dùng tiền vay từ ngân hàng để chi tiêu. Chính vì lý do đó nên để các ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ tín dụng thì có nhiều yêu cầu đối với các chủ thẻ như ký quỹ, thế chấp, phải có uy tín đối với ngân hàng …Vì vậy nên thẻ tín dụng thật sự không phổ biết đối với mọi tầng lớp người dân.
Bên cạnh đó, đồng thời với việc đa dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh, thì độ an tồn khi phát hành thẻ ghi nợ vì số tiền khách hàng tiêu dùng được trừ trực tiếp vào tài khoản hiện có của khách hàng, đã khiến cho các ngân hàng nước ta tập trung vào khai thác thị trường đầy tiềm năng này.
Trên thị trường thẻ ghi nợ hiện nay, có các sản phẩm thẻ của các ngân hàng như Connect 24 (VCB), E-card (ACB), thẻ ghi nợ nội địa (ngân hàng Đông Á), thẻ ghi nợ quốc tế Access (ANZ)…Hiện nay, Vietcombank đang là ngân hàng dẫn đầu trong thị trường thẻ nội địa nói chung và thẻ ghi nợ nói riêng (98% thẻ nội địa là thẻ ghi nợ, trừ ACB có phát hành thẻ tín dụng nội địa).
Tuy nhiên, với số lượng thẻ ghi nợ hiện nay của các ngân hàng khoảng 525.000 (tháng 6/2004), riêng số thẻ ATM do VCB phát hành là khoảng 273.000 thẻ, những con số này còn quá ít so với số dân 80 triệu người của nước ta.
Với các lý do đó, ngân hàng cần có các biện pháp tiếp thị cần thiết để thu hút thị trường. Mục tiêu của ngân hàng là tất cả mọi người dân đều sử dụng thẻ, nhưng khách hàng mục tiêu hiện nay là nhân viên các công ty trong và ngồi nước được trả lương qua thẻ và đối tượng sinh viên. Bởi vì sinh viên là những người mà sau này khi ra trường đi làm, thu nhập của họ sẽ là những khoản tiền nhàn rỗi rất lớn. Một khi đã quen với việc sử dụng thẻ của ngân hàng, ngân hàng phục vụ tốt, đáp ứng tốt nhu cầu thì khách hàng sẽ vẫn trung thành với ngân hàng và sẽ tiếp tục sử dụng thẻ của ngân hàng. Một lý do nữa, sinh viên là những người trẻ tuổi, họ thích tiếp cận những cái mới, dễ thích nghi với việc sử dụng thanh tốn qua thẻ.
Vì vậy, bài luận văn này được thực hiện để lập “Kế hoạch quảng cáo năm 2005 cho sản phẩm thẻ Connect 24” nhằm đáp ứng chiến lược mở rộng thị trường thẻ ghi nợ của ngân hàng Ngoại thương, đối tượng mục tiêu của kế hoạch này là sinh viên các trường đại học và cao đẳng.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xây dựng kế hoạch quảng cáo cho thẻ Connect 24 của ngân hàng VCB với đối tượng mục tiêu là sinh viên.
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đề tài này sẽ đưa ra được kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng VCB, giúp cho ngân hàng có định hướng trong việc thu hút khách hàng.
1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI
• Đề tài chỉ xây dựng kế hoạch quảng cáo không bao gồm việc thực hiện kế hoạch do thời gian thực hiện luận văn hạn chế. Đồng thời, đề tài cũng không bao gồm việc thiết kế thông điệp quảng cáo.
• Đối tượng để thu thập thông tin sơ cấp: các sinh viên đăng ký sử dụng thẻ Connect 24 tại các quầy đăng ký thẻ và các sinh viên được lấy ngẫu nhiên tại các trường đại học và cao đẳng.
• Sản phẩm: thẻ ATM Connect 24.
• Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 5451
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 215
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1047
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1900
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16