Mã tài liệu: 120646
Số trang: 82
Định dạng: docx
Dung lượng file: 568 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội trong nước là sự hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế giữa các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ ngày 01/01/2007 đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội, bên cạnh đó cũng đặt các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với những đối thủ đến từ khắp nơi trên thế giới. Các doanh nghiệp sẽ vấp phải rất nhiều những khó khăn về: Trình độ quản lý, nguồn vốn, công nghệ, giá thành, nhân tài…Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp trong nước xây dựng lợi thế cạnh tranh của riêng mình, làm thế nào để tạo dựng uy thế, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chọn con đường hội nhập cũng như đặt ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn, phải quan tâm tới các vấn đề thuộc môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp, khoa học kỹ thuật…Bên cạnh đó thì việc tạo lập một nền văn hóa mang bản sắc riêng của doanh nghiệp cũng vô cùng quan trọng vì:
Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, gìn giữ được nền văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình sẽ không thể đầm ấm, sum vầy và đóng góp tích cực cho xã hội nếu không có gia phong, gia giáo. Cũng vậy một doanh nghiệp sẽ không thể có một sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu không có một nền văn hóa đặc thù hoặc tệ hơn, môi trường văn hóa của doanh nghiệp lại là một bầu không khí căng thẳng, ức chế và đầy rẫy những bất công.
Bất cứ một doanh nghiệp nào nếu thiếu yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì một trong các nguồn lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên rất nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ gắn kết các thành viên, khơi dậy niềm tự hào doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần, phát huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp cho hoạt động doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, quá trình hoạt động kinh doanh thuận lợi.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu: “ Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia”.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 201
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 837
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 1503
⬇ Lượt tải: 21