Mã tài liệu: 220987
Số trang: 168
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,370 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt nam đang trong quá chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Trong cơ chế thị trường các quan hệ kinh tế diễn ra đan xen lẫn nhau dưới sự chi phối của các lực lượng thị trường theo các quy luật kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các quan hệ kinh tế cũng ngày càng phát triển đa dạng với nhiều hình thức và nội dung. Đi cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng rủi ro trong các quan hệ kinh tế do phát triển kinh tế mang lại. Điều đó đặt ra cho các chủ thể trong nền kinh tế cần phải quản trị rủi ro để giảm thiểu tổn thất trong hoạt động của mình, cũng như góp phần phát triển kinh tế. XHTD là nội dung quan trọng nhất trong quản lý rủi ro, được đặt ra như là một điều kiện tiên quyết trong quản lý rủi ro.
Mặt khác, trong xu thế vận động của nền kinh tế thị trường, các chủ thể có lợi ích trong doanh nghiệp, chính phủ và chính doanh nghiệp luôn có nhu cầu đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động, triển vọng phát triển trong tương lai, vị thế tín dụng để ra các quyết định đầu tư, mua bán và sát nhập, tài trợ tín dụng, hợp tác hay cung ứng hàng hóa.
Trên các thị trường tài chính phát triển trên thế giới, khi quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán của một doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường dựa vào kết quả XHTD. Theo thông lệ quốc tế, ở nhiều nước chính phủ khuyến khích việc xử lý và cung cấp thông tin cho thị trường tài chính, có những cơ quan chuyên môn hoá xử lý và cung cấp thông tin về XHTD để phục vụ cho các chủ thể trong nền kinh tế. XHTD ở các nước trên thế giới đã được thực hiện như một công việc quan trọng góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng nhằmnâng cao chất lượng tín dụng, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế một cách bền
vững và ngăn ngừa những khủng khoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Bởi các chủ thể trong nền kinh tế (tổ chức tín dụng hay một doanh nghiệp và các nhà đầu tư) gặp vấn đề trong thanh khoản (có thể do một vài sai lầm trong việc ước tính rủi ro có nguy cơ phá sản của một số đối tác), có thể gây ra một phản ứng dây chuyền đối với toàn bộ hệ thống kinh tế thế giới. Vì vậy, XHTD là một yêu cầu tất yếu và luôn hiện hữu trong kinh tế thị trường.
Thực tế cho thấy, việc quản lý rủi ro ở nước ta còn nhiều bất cập trong lượng hoá quản lý rủi ro. Vấn đề lượng hoá rủi ro còn chưa được nhận thức đầy đủ, các phương pháp và mô hình XHTD phù hợp tiêu chuẩn quốc tế chưa được thực hiện một cách phổ biến. Các tổ chức dịch vụ trung gian của thị trường tiền tệ chưa được kiện toàn, trong các thể chế tài chính thiếu các tổ chức XHTD độc lập. Ở những nước có nền kinh tế phát triển người ta không chỉ áp dụng mô hình VaR để tính giá trị rủi ro, mà đối với rủi ro tín dụng không dễ lượng hoá, người ta áp dụng các mô hình như MDA, Logit, KMV để có thể ước lượng được những rủi ro này.
Trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt nam đã có những bước phát triển vượt bậc, bước đầu trở thành kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, tính đến cuối năm 2008 mức vốn hóa thị trường đạt khoảng 17% GDP. Vì vậy, một nhu cầu rất cấp bách trong nền kinh tế Việt nam đòi hỏi cần sớm hình thành những nội dung, phương pháp và “kỹ thuật” nhằm có thể tiến hành XHTD các doanh nghiệp, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế.
Xuất phát từ những lý do trên nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Xây dựng mô hình XHTD đối với các doanh nghiệp Việt nam trong nền kinh tế chuyển đổi” làm luận án tiến sĩ kinh tế ( chuyên ngành Điều khiển học kinh tế) với hy vọng góp phần nhỏ bé cùng các ngân hàng, doanh nghiệp và các nhà đầu tư giải quyết vấn đề đặt ra trên cả hai mặt lý luận và thực tiễn khi nền kinh tế Việt nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Trang phụ bìa
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC . ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . iv
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 7
1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng 7
1.2. Mục đích của xếp hạng tín dụng . 8
1.3. Đặc điểm và đối tượng xếp hạng tín dụng 12
1.4. Các nhân tố cần được xem xét khi xếp hạng tín dụng doanh nghiệp . 14
1.5. Các phương pháp xếp hạng tín dụng 22
1.6. Quy trình xếp hạng tín dụng . 53
Chương 2. KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN XẾP HẠNG TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM . 56
2.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu trước đây 56
2.2. Xếp hạng tín dụng của một số nước . 66
2.3. Thực trạng xếp hạng tín dụng ở Việt nam 80
Chương 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 98
3.1. Lựa chọn mô hình 99
3.2. Định nghĩa doanh nghiệp có nguy cơ phá sản . 100
3.3. Lựa chọn biến số 105
3.4. Chọn mẫu . 108
3.5. Kết quả thực nghiệm 110
3.6. Lựa chọn mô hình xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam . 132
3.7. Các kiến nghị nhằm phát huy vai trò và đổi mới phương pháp xếp hạng tín dụng hiện nay ở Việt nam 147
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17