Mã tài liệu: 117578
Số trang: 90
Định dạng: docx
Dung lượng file: 502 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Ngày 07/11/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này được đánh giá là sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế song bên cạnh đó cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức và nông nghiệp được xem là lĩnh vực sẽ phải chịu nhiếu áp lực nhất. Để thực hiện những cam kết của mình, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá của nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa. Hàng hoá từ các nước khác sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam trong đó sẽ phải kể đến các mặt hàng nông sản của các nước như Trung Quốc, Thái Lan…Làm sao để hàng hoá Việt Nam nói chung và nông sản nói riêng không bị “thua ngay trên sân nhà” chứ chưa nói tới việc “mang chuông đi đánh xứ người” vẫn đang là một câu hỏi đặt ra không chỉ cho các nhà quản lý mà còn cả các doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh được xem là một hướng đi đúng trong đó xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản chính là cách làm hiệu quả nhất. Chỉ dẫn địa lý chính là sự khẳng định về uy tín cũng chất lượng đối với các sản phẩm. Chúng ta không phải hay nói chính xác hơn là không thể tạo ra chỉ dẫn địa lý mà chỉ phải làm sao để chỉ dẫn địa lý được thừa nhận một cách chính thức.
Do đặc điểm địa lý tự nhiên cùng với kinh nghiệm canh tác, sản xuất truyền thống và tinh thần lao động cần cù sáng tạo của người nông, nước ta có rất nhiều mặt hàng nông sản có thể được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên trên thực tế, nước ta mới chỉ có một số lượng rất ít các nông sản được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, một số lượng lớn còn lại vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Hiện nay, mặc dù đã có 11 sản phẩm của Việt Nam được chính thức đăng bạ chỉ dẫn địa lý nhưng chúng ta vẫn chưa thiết lập được cơ chế quản lý cho các mặt hàng đó. Phải làm sao để có thể duy trì được uy tín cũng như chất lượng của các sản phẩm sau khi được bảo hộ đồng thời cũng cần phải hài hoà hoá lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đây thực sự vẫn còn là một bài toán khó.
Ngoài phần lời nói đầu và phần kết luận, khoá luận gồm ba chương
Chương I: Một số vấn đề lý luận về chỉ dẫn địa lý.
Chương II: Thực trạng hoạt động xác lập và quản lý chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản tại Việt Nam
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xác lập và nâng cao hiệu quả quản lý chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 17