Mã tài liệu: 303149
Số trang: 20
Định dạng: rar
Dung lượng file: 49 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đến thời điểm này, quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam diễn ra một cách mạnh mẽ. Bên cạnh nỗi lo cạnh tranh của các doanh nghiệp, nông dân nước ta cũng đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nông sản hàng hóa là biện pháp sống còn để hội nhập, trong đó, không thể thiếu vai trò của công nghệ. Làm thế nào để đưa sản phẩm công nghệ đến tay nông dân là một thực tế gắt gao đang đặt ra.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong vòng 5 năm gần đây, công nghệ đã đóng góp khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của nông nghiệp ở nước ta. Trên cơ sở xây dựng mối liên kết giữa các nhà khoa học và nông dân, các cơ quan nghiên cứu đã nắm bắt được những đòi hỏi của thực tế sản xuất và nhu cầu của xã hội, nên đã có những định hướng nghiên cứu phù hợp và thu được những thành tựu nổi bật.
Thời gian qua chúng ta đã thực hiện chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào phục vụ nông nghiệp nông thôn (giai đoạn 2004 – 2010). Mục tiêu của chương trình này là chuyển giao các mô hình đã được khẳng định như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; giống mới, công nghệ mới; cung cấp thông tin KH – CN cho nông dân...
Thế nhưng, những công nghệ đã được áp dụng hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu, nông dân vẫn “đói” công nghệ là một nghịch lý khó chấp nhận. Chưa lúc nào, yêu cầu chuyển giao công nghệ cho nông dân lại đặt ra hết sức gay gắt như lúc này. Muốn hay không, việc hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng sẽ đem lại không ít bất lợi, nếu sản xuất nông nghiệp thiếu bước chuyển mình thật sự. Nông dân hiện nay rất cần kỹ thuật cao; cần được các nhà khoa học, quản lý và nhà nước chăm sóc tốt hơn nữa. Tuy nhiên, điều này không thể nói suông, mà phải cụ thể hóa bằng chính sách.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu công tác chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam” mong muốn khắc phục được phần nào thực trạng nền kinh tế Việt Nam và hợn thế là mong muốn phát triển nền nông nghiệp Việt Nam vươn tới một tầm cao mới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng công tác chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp cho người nông dân thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ cho người dân
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin: Tiến hành thu thập thông tin, số liệu thứ cấp đã được công bố trên các phương tiện như sách báo, tạp chí, các trang Website của mạng Internet
- Xử lý và phân tích số liệu: Tổng hợp, sắp xếp các số liệu đã thu thập được, đồng thời sẽ phân tích và đưa ra các nhận xét, giải pháp phù hợp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 221
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 149
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16