Mã tài liệu: 229165
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 423 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Kinh tế Việt Nam có thể xem như thực sự bước vào quá trình đổi mới kể từ năm
1992, khi Hiến pháp được sửa đổi với một nội dung quan trọng là sự thừa nhận về mặt
pháp lý đối với sự tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân, hay bộ phận kinh tế tư nhân (dù sự
thừa nhận về mặt xã hội đã xuất hiện sớm hơn). Những năm tiếp theo, cho đến cuối thập kỷ
90, với chính sách đổi mới kiểu từng bước (gradualism), nhà nước đã chèo lái nền kinh tế
Việt Nam phát triển và đạt những thành tựu đáng kể so với chính mình.
Chính sách kinh tế, đặc biệt những mạnh dạn thay đổi về thể chế (như cởi mở đối
với khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, tăng
cường quan hệ kinh tế đối ngoại đa phương) giai đoạn từ sau năm 2000 đã từng bước dẫn
dắt Việt Nam thực sự xích gần với sự vận động của trào lưu kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, so sánh với Thái Lan, Ma-lai-xia, hay Trung Quốc, được xem là những
nền kinh tế năng động (emerging economies) được chú ý trong khu vực Đông Á có thể thấy
tốc độ phát triển của Việt Nam còn là vấn đề cần xem xét 1. Chưa kể mức thu nhập bình
quân đầu người, là chỉ số phát triển của Việt Nam vẫn đang được xếp ở hạng “xóa đói giảm
nghèo”, những số liệu về cơ cấu xuất nhập khẩu, hay thu hút đầu tư nước ngoài so với
những nước này cho thấy Việt Nam đang tụt sau khá xa, đáng báo động (tham khảo số liệu
trong bài).
Trong bối cảnh nền kinh tế khu vực thực tế đang hợp nhất (de factor intergration),
và trở thành một hệ thống quan trọng của mạng lưới hợp tác phân công lao động toàn cầu
(global network of labor division), để công nghiệp hóa thành công Việt Nam cần hòa nhập
và tìm cho mình được một chỗ đứng trong đó. Việc chỉ sử dụng những lợi thế so sánh tĩnh
(giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, vị trí địa lý thuận lợi, .) là không thể được
vì những lợi thế này đang bị cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không tạo được lợi thế động (kỹ
thuật công nghệ, năng lực tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác thị
trường, sáng tạo và phát triển sản phẩm, .) chúng ta sẽ không thể tham nhập vào mạng
lưới này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 154
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 175
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16