Mã tài liệu: 303596
Số trang: 94
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,298 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại như một sự đương nhiên và có một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của một quốc gia. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp ở trong những trường hợp cụ thể, lĩnh vực cụ thể nào đó vì có những ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường trên nhiều mặt.
Ở nước ta xu hướng ấy cũng không ngoại lệ. Việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo mọi điều kiện để đối tượng doanh nghiệp này tồn tại và cùng phát triển với các doanh nghiệp lớn là hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này còn có những hạn chế, do vậy để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đã gia nhập và nay đang trong tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tôi đã chọn đề tài "Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào WTO" cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là qua phân tích thực trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta để nêu lên được những tồn tại, hạn chế gây cản trở đến khả năng cạnh tranh cũng như những thế mạnh cần phát huy mà các doanh nghiệp lớn không thể có được; tìm nguyên nhân, kiến nghị những biện pháp khắc phục những khó khăn hạn chế và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam một cách tổng quát, không đi sâu nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một lĩnh vực hoạt động cụ thể nào cả.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như : phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, … thu thập các số liệu liên quan để phân tích sự vận động của hiện tượng nghiên cứu.
- Số liệu định lượng của đề tài được thu thập và phân tích từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, từ nguồn số liệu các cuộc điều tra nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi toàn quốc của Dự án nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Chương trình Phát triển Dự án Mê Kông (MPDF). Ngoài ra, tác giả còn tham khảo thêm một số tài liệu từ các Websites của Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED), …
5. Kết cấu luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng về doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào WTO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 34
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 154
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16