Mã tài liệu: 252574
Số trang: 56
Định dạng: docx
Dung lượng file: 6,774 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, của văn hóa-xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thì đối với mỗi đất nước, mỗi dân tộc hay mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp và đến mỗi cá nhân trong xã hội cũng cần xây dựng cho mình một quan niệm, một tầm nhìn chiến lược bởi vì mọi nguồn lực đều có hạn. Làm sao cho những giá trị, những điều mà chúng ta tạo ra trong ngày hôm nay phải mang tính bền vững và có thể mang đến giá trị cho thế hệ mai sau, vì xã hội càng phát triển, đòi hỏi của con người ngày càng tăng, dân số tăng nhưng nguồn lực thì lại có hạn nên việc Quản Trị mọi vấn đề theo một tầm chiến lược là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Với Nhật Bản, một quốc gia bại trận trong thế chiến thứ hai, đất nước chỉ còn lại những quan cảnh hoan tàn, sụp đổ và thảm họa hạt nhân khủng khiếp. Nhưng với một nguồn lực con người quý báo, cùng một tầm nhìn chiến lược của cấp lãnh đạo đã đưa Nhật trở thành Quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, là nền kinh tế đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Với Steve Jobs, ông đã vựt dậy Apple từ một công ty thua lỗ để trở thành một công ty hàng đầu về sản phẩm thông minh, đỉnh cao trong công nghệ và điều đó cũng xuất phát từ một tầm nhìn chiến lược.
Từ những tầm quan trọng như trên, cho thấy việc xây dựng chiến lược và quản trị chiến lược là hết sức cần thiết không chỉ ở thời điểm hiện tại mà trong mọi hoàn cảnh vì nền kinh tế không bao giờ đứng yên.
Đã có nhiều khái niệm, nhiều quan điểm đưa ra về lý thuyết chiến lược và quản trị chiến lược như:
Theo Alfred Chandler (1962), “Chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó”.
Theo Ansoff H.I. (1965), ”có thể coi chiến lược như ”mạch kết nối chung” giữa các hoạt động của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nó bao gồm bốn bộ phận: phạm vi thị trường – sản phẩm, vectơ tăng trưởng (các thay đổi mà doanh nghiệp thực hiện để phù hợp với phạm vi thị trường – sản phẩm đã xác định), lợi thế cạnh tranh và sự cộng hưởng”
Theo trường phái của Trường Kinh doanh Harvard, trong tác phẩm ”Chính sách kinh doanh: Bài học và tình huống” (1965) với phần viết chính của Andrews, thì chiến lược là hệ thống các mục tiêu, mục đích được tuyên bố dưới dạng xác định ngành/lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà công ty muốn tham gia, quy mô, vị trí mà công ty muốn đạt được và các chính sách căn bản, các kế hoạch để thực hiện mục tiêu đã định”.
Theo James B. Quinn (1980), “Chiến lược là sự tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và các chuỗi hoạt động của doanh nghiệp thành một tổng thể”.
Theo William Glueck (1980), “Chiến lược là một kế hoạch thống nhất dễ hiểu, tổng hợp được soạn thảo để đạt được mục tiêu”, hoặc “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.
Theo Fred R. David, chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có: phát triển theo lãnh thổ, chiến lược đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hàng hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, giảm chi phí, thanh lý, liên doanh .
Định nghĩa về chiến lược của Michael E. Porter, theo ông, 1) Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. 2) Chiến lược là sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh. Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và những gì không thực hiện; 3) Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty. Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất của chúng.
Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài. (Sách Quản Trị Chiến Lược, trang 20, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân)
Lý thuyết về quản trị chiến lược:
Theo Alfred Chandler, quản trị chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
Theo John Pearce và Richard B. Robinson, quản trị chiến lược là một hệ thống các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Theo Gary Smith “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.
Theo Fred David “Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép một tổ chức, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thôn tin, các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức”
Quản trị chiến lược là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật về thiết lập, thực hiện và đánh giá các chiến lược. Hoặc Quản trị chiến lược là quá trình thiết lập/ xây dựng, thực thi và đánh giá các chiến lược. (Sách Quản Trị Chiến Lược, trang 47, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân)
Và để hiểu hơn về Chiến lược, tầm nhìn, sứ mạng và quá trình Quản trị Chiến lược Nhóm đã tiến hành thâm nhập thức tế vào một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại buôn bán sỉ và lẻ: Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam với đơn vị trực tiếp là Metro Hiệp Phú để tiến hành khảo sát, đánh giá, học hỏi và rút kinh nghiệm nhằm mục đích:
[*]Tìm hiểu thêm về môi trường Thương Mại, là chuyên ngành mà chúng em đang theo học và nghiên cứu.
[*]Học hỏi những kinh nghiệm thực tế, những khía cạnh chuyên môn để bổ trợ cho công việc trong tương lai.
[*]Chuẩn bị một nền tảng cần thiết cho việc thực tập tốt nghiệp và các đề tài nghiên cứu khoa học tiếp sau.
Với các phương pháp nghiên cứu:
[*]Tiếp xúc thực tế hoạt động
[*]Hỏi ý kiến những người trong công ty
[*]Tìm kiếm các nguồn thông tin thứ cấp trên hệ thống thong tin riêng của doanh nghiệp (Intranet) và mạng Internet.
[*]Thu thập tài liệu dựa vào các nguồn thông tin nội bộ, kết hợp suy luận để đưa ra các quan điểm, đánh giá.
Trong bài tiểu luận, nhóm đã sử dụng Ma Trận TOWS để kết hợp các điểm yếu, điểm mạnh từ môi trường bên trong với các cơ hội, nguy cơ từ môi trường bên ngoài nhằm tìm ra những chiến lược có thể áp dụng cho Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam trong giai đoạn (2011-2015). Và dùng Ma Trận QSPM để lượng hóa tính hấp dẫn, độ khả thi và phù hợp nhất với điều kiện thực tế và đã chọn ra được một chiến lược mà theo nhóm đánh giá rất phù hợp.
Với bố cục bao gồm 04 phần lớn:
Phần một: Giới thiệu về Công ty TNHH Metro Cash & Carry
Phần hai: Đánh giá Môi trường bên ngoài
Phần ba: Đánh giá Môi trường bên trong
Phần bốn: Sử dụng các Ma Trận để đề ra chiến lược
Nhóm rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của Cô.
Xin chân thành cảm ơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 2081
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1411
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1018
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 6440
⬇ Lượt tải: 98
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 4737
⬇ Lượt tải: 66
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 779
⬇ Lượt tải: 21