Mã tài liệu: 298010
Số trang: 40
Định dạng: zip
Dung lượng file: 74 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
Xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí là bài toán khó mà bất kì quốc gia đang phát triển nào cũng phải đối mặt. Hậu quả do đói nghèo và dân trí thấp gây ra cho sự phát triển chung của một vùng cũng như một quốc gia là vô cùng nặng nề. Sự bất ổn về kinh tế sẽ dẫn đến sự bất ổn về chính trị, đó là điều mà bất kì nhà quản lý vĩ mô nào cũng hiểu được.Nhưng những nhà quản lý Việt Nam vẫn đang rất lúng túng trong việc giải quyết bài toán khó, mà biểu hiện cụ thể của nó là: khoảng cách giàu nghèo của việt nam ngày càng tăng, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra…Đừng đổ lỗi cho răng sự bất bình đẳng là sự trả giá cho sự tăng trưởng, đừng dựa vào mô hình “chữ U ngược “ của Kuznes để biện minh. Nếu chúng ta, những nhà quản lý không vô trách nhiệm , sử dụng lãng phí những đồng vốn vào những dự án mía đường, dự án nuôi bò sữa…hay để thất thoát, tham nhũng, chi tiêu sai mục đích hàng ngàn tỷ đồng thì mọi sự có thể sẽ khác đi. Quản lý với đầy đủ những chức năng của nó, thêm vào đó là những chính sách đúng đắn và sự quan tâm của toàn xã hội sẽ là lời giải hay cho bài toán khó xoá đói giảm nghèo.
Xoá đói giảm nghèo là vấn đề trước mắt, nâng cao dân trí là vấn đề lâu dài, song hai vấn đề này cần phải được giải quyết song song, tuy không phải là trong một sớm một chiều, nhưng những nhà quản lý cần phải nhanh chóng tìm lời giải, tháo dỡ sợi dây níu giữ sự bứt phá trên con đường phát triển của Việt Nam. Đề án này đề cập đến vấn đề: Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí khu vực miền núi phía Bắc với mong muốn cung cấp một lời giải cho bài toán khó này.
Phần III : Kết luận
Đói nghèo là hiện tượng xã hội có tính lịch sử và phổ biến đối với mọi quốc gia, dân tộc. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, trên hành tinh chúng tavẫn còn hơn 1,5 tỷ người sống trong tình trạng đói nghèo. Đó là một trong những trở ngại trầm trọng nhất, một thách thức gay gắtđối với phát triển của thế giới hiện đại. Khắc phục hiện tượng nàyđang là mối lo toan thường xuyên của các quốc giaở mọi khu vực khác nhau trên trái đất . Nó cũng đòi hỏi cộng đồng quốc tế nâng cao hơn nữa những nỗ lựcchung của các chính phủ, thúc đẩy những hoạt động hợp tác phối hợp nhiều lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực kinh tế- xã hội để cùng nhau giải quyết có hiệu quả vấn đề có tính toàn cầu này.
Đối với nước ta, xóa đói giảm nghèo, hướng tới xã hội phồn thịnh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, là một vấn đề thời sự, bức súc hiện nay. Xóa đói , giảm nghèo, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn đối với các hộ nông dân, các vùng và vệt nghèo là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị và ổn định xã hội, đảm bảo cho công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thực hiện và phát triển sâu rộng trong phạm vi cả nước và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, tự nó đã nói lên tính tất yếu của xóa đói giảm nghèo, tăng giàu trong cộng đồng dân cư ở nước ta. Phong trào xóa đói, giảm nghèo trong vài năm trở lại đây từ sự đi đầu của Thành phố Hồ chí Minh đã nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng có ý nghĩa kinh tế- xã hội sâu rông trong cả nước. Đảng ta đặc biệt quan tâm tới xóa đói, giảm nghèo không chỉ đối với cộng đồng dân cư nông dân, nông thôn và trong khu vực kinh tế nông nghiệp, mà còn đối với các cộng đồng dân cư đô thị và mọi vùng, mọi miền trong cả nước, nhấtlà đối với các vùng sâu, vùng xa, các cơ sở cách mạng, các đối tượng ưu tiên xã hội. Với đường lối đổi mới, chủ trương hội nhạp và mở cửa để phát triển, theo đà phát triển của kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục, thì hiện tượng đói nghèo, phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội đã và đang diễn racó quan hệ trực tiếp và sâu xa tới chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và phát triển con người.
Có thể nói không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo về kinh tế đối với nông dân, nông thôn, thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng ohân hóa giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hóa giai cấp, với hậu quả là sự bần cùng hóa. Và như vậy sẽ đe dọa ổn định chính trị và xã hội, làm chẹch định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế xã hội.
Không giải quyết thành công các chưng trình xóa đói, giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững cũng sẽ không thực hiện được.
Không tập chung mọi nỗ lực, khả năng và điều kiện để xóa đói, giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề khai thác và phát triển nguồng lực con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta tới trình độ phát triển tương xứng với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, lạc hậu.
Suy đến cùng thì chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng là vì chiến lược phát triển con người, vì hạnh phúc của con người. Nói một cách khác, cụ thể và xác định hơn, đó là chiến lược con người, nguồn lực của mọi nguồn lực, hướng tới sự phát triển mức sống và chất lượng cuộc sống của người lao động.
Xóa đói, giảm nghèo nhìn từ chiến lược phát triển đó, không chỉ có nội dung kinh tế, mà còn chứa đựng trong đó sự phong phú các vấn đề xã hội, có ý nghĩa xã hội, nhân văn và văn hóa sâu sắc. Để giải quyết một cách thực chất và vững chắc vấn đề đói nghèo, cần áp dụng đồng bộ và hệ thống các giải pháp kinh tế gắn liền với các giải pháp xã hội. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các chương trình, biện pháp và các nhóm giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Thực hiện đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, ở nước ta đã hình thành chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, Ủy ban quốc gia chỉ đạo chương trình xóa đói, giảm nghèo từ trung ương tới các địa phương đã được thành lập. Nhiều hoạt động đã được triển khai theo đúng các quan điểm chỉ đạo và bằng mô hình lồng ghép Kinh tế- Xã hội - Văn hóa , Kỹ thuật- Công nghệ- Giáo dục… nêu trên. Đảng và Chính phủ cùng các nghành, các cấp, các cơ quan tham mưu, tư vấn đã súc tiến các chương trình, các dự án hỗ trợ phát triển cho người nghèo, cộng đồng quốc tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã phối hợp và viện trợ nguồn lực hoặc các điều kiện tạo nguồn lực để đẩy nhanh các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở nước ta.
Đói nghèo là vấn đề có tính xã hội, do đó mọi nỗ lực đầu tư của Nhà nước lấy từ kinh phí và ngân sách Nhà nước dù có tăng tiến bao nhiêu cũng không thể đáp ứng hết được yêu cầu to lớn của xóa đói, giảm nghèo trên quy mô toàn xã hội. Cũng do vậy cần thiết phải huy động vào phong trào quần chúng coa tính chất xã hội sâu rộng này sự tham gia đóng góp, sự hỗ trợ của mọi lực lượng, mọi tổ chức, mọi địa phương, mọi người, mọi nhà về vầt chất và tinh thần. Cũng rất cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác của cộng đồng quốc tế và khu vực mà nước ta đang có quan hệ ngày một rộng rãi hơn. Chỉ như vậy các chương trình, dự án tạo việc làm, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, hỗ trợ vốn, công nghệ, mở mang dân trí, cải thiện điều kiện ăn , ở, chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng, tăng phúc lợi, bảo trợ giúp xã hội cho cộng đồng và xóa đói giảm nghèo mới có thể thực hiện thắng lợi.
Trong giai đoạn tới, việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chương trình xóa đói, giảm nghèo sẽ có tác dụng và ảnh hưởng rất to lớn, sâu sắc đối với sự phát triển có tính chất bước ngoặt của đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. GS.TS Đỗ hoàng Toàn, PGS.TS Mai văn Bưu: Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế . NXB Lao động- Xã hội.
2. Giáo trình chính sách Kinh tế xã hội. Khoa Khoa học Quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật, HN, 2000.
3. Phạm ngọc Côn: Đổi mới các chính sách kinh tế. NXB Nông nghiệp, HN, 1996.
4. PGS.TS Lê du Phong, TS Hoàng văn Hoa: Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía bắc nước ta hiện nay. Đại học Kinh tế quốc dân, Viện nghiên cứu Kinh tế và phát triển.
5. Nguyễn thị Hồng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia
6. Jean Christophe Castella và Đặng quang Bình: Đổi mới ở vùng miền núi. NXB Nông nghiệp
7. TSKH Lương Xuân Quỳ, GS.TS Lê Đình Thắng: Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam. Đại học kinh tế quốc dân. NXB Đại học kinh té quốc dân.
8. Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới. NXB Văn hóa thông tin
9. Dantri.com.vn
10. Vnexpress.com.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Phần I: Cơ sở lý luận 2
I. Khái niệm về quản lý: 2
1. Quản lý và các dạng quản lý 2
2. Quản lý nhà nước về kinh tế: 3
2.1.Khái niệm: 3
2.2.Các kết luận cần lưu ý: 4
II. Khái niệm về đói nghèo: 4
1.Quan niệm chung: 4
2. Phương pháp đánh giá nghèo khổ: 7
III. Quản lý với bài toán xoá đói giảm nghèo và nâng cao dân trí: 10
Phần II: Lời giải cho bài toán xóa đói giảm nghèo 13
I. Nguyên nhân của đói nghèo: 13
II. Thực trạng nghèo đói ở Việt nam: 19
1. Việt Nam được xếp vào nhóm các nước nghèo của thế giới : 19
2. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh : 19
3. Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn: 20
4. Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn : 21
5. Nghèo đói trong khu vực thành thị 22
6. Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao 23
7. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người 24
III.Các giải pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo: 24
1.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn: 24
2. Các giải pháp về đất đai và tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo: 26
3. Về chính sách đối với người nghèo vay vốn: 26
4. Chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ: 29
5. Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng cho xã nghèo: 30
6. Một số chính sách khác: 31
7. Chính sách về y tế và giáo dục: 31
8. Một số giải pháp xã hội khác: 31
9. Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể: 32
Phần III : Kết luận 35
Danh mục tài liệu tham khảo 38
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16