Mã tài liệu: 224636
Số trang: 74
Định dạng: doc
Dung lượng file: 699 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2007, sau nhiều năm tham gia đàm phán, Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO, mở ra giai đoạn phát triển mới cho nền kinh tế nước nhà nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt này, cơ hội sẽ chia đều cho mọi thành viên chứ không phải là các công ty nước ngoài chiếm ưu thế.Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO chính là cơ hội để sàng lọc và chỉ những DN thực sự “khoẻ” mới đủ sức để trụ vững và phát triển. "
Sự hiện diện của nhiều công ty nước ngoài đã giúp thay đổi cách thức quản lý cũng như tiếp cận thị trường của ngành bảo hiểm. Thị trường được tái cấu trúc lại theo hướng tốt hơn về mặt pháp luật trở nên minh bạch hơn . Điều đặc biệt là các công ty trong nước cũng bắt đầu niêm yết tại các thị trường chứng khoán nước ngoài để khẳng định vị trí của mình.
Đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, tỷ trọng hàng hoá xuất nhập khẩu mua bảo hiểm còn quá khiêm tốn so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các cam kết về dịch vụ bảo hiểm của Việt Nam cũng chưa có tác động đáng kể đối với dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu".
Việc trở thành thành viên của WTO không chỉ tạo ra những thay đổi to lớn đối với mỗi doanh nghiệp bảo hiểm, mà riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển, điều này cũng khiến thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam có những biến động nhất định.
Song song với việc thực hiện các cam kết về thuế, chúng ta cũng triến khai một loạt các cam kết liên quan khác. Về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục "thương mại nhà nước"
Có thể khẳng định, sau 2 năm gia nhập WTO, mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt, nhưng nền kinh tế Việt nam đã vượt qua được những thách thức, rút ra được những bài học bổ ích để từng bước phát triển bền vững. Với xuất phát điểm là một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, ở trình độ thấp và có quy mô nhỏ so với kinh tế thế giới, các biến động phức tạp và khó lường trước của nền kinh tế thế giới thời gian qua đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực, chúng ta vẫn đạt được những chỉ tiêu kinh tế đáng khích lệ. Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục khởi sắc, duy trì tăng trưởng cao, năm 2008 dự kiến xuất khẩu xấp xỉ 63 tỉ USD, tăng trên 29,5% so với 2007, nhập khẩu ước đạt 79,9 tỉ USD, tăng 27,5% so với 2007. 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỉ USD như: Dệt may, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, giầy dép, điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, tiếp tục được giữ vững; đồng thời mặt hàng dây điện và cáp điện cũng có khả năng trở thành thành viên của «câu lạc bộ 1 tỉ USD» này.
Môi trường kinh doanh được cải thiện một cách rõ rệt, minh bạch hơn nhờ thực thi các cam kết về minh bạch hóa chính sách, không phân biệt đối xử, giảm bớt rào cản trong tiếp cận thị trường và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về việc tham gia WTO đã có sự chuyển biến tích cực.
Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vào một số ngành như điện tử, tin học, dệt may, luyện và cán thép, ngân hàng, tài chính bảo hiểm, bất động sản . Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2008, nhưng GDP vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 6,5%, tuy có giảm hơn so với năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài tăng rất mạnh trong năm 2007, năm 2008, số vốn đăng kí đạt gần 64 tỉ USD.
Tất cả những thay đổi trên đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Là một công ty dù đã được thành lập hơn 10 năm, nhưng so với các công ty lâu năm trên thị trưởng như Bảo Việt, PJICO và các công ty nước ngoài, khả năng tài chính của Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện hết sức quan tâm và đã thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm để đảm bảo ổn định kinh doanh. Trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vần đề cần nghiên cứu và làm rõ để giải quyết vướng mắc ở các khâu nghiệp vụ.
Với vốn kiến thức còn hạn chế của một sinh viên sắp ra trường và niềm yêu thích với nghiệp vụ Tái bảo hiểm, trong thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, em xin mạnh dạn đề xuất đề tài:
“Phát triển nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)”.
Bài viết được chia thành ba chương:
CHƯƠNG I: Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008.
CHƯƠNG III. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Lý luận chung về nghiệp vụ TBH hàng hóa xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 4
1.1. Khái quát về Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1.2. Sự cần thiết khách quan 6
1.1.3. Đặc điểm cơ bản 8
1.2. Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 8
1.2.1. Khái niệm chung về TBH 8
1.2.2. Vai trò của Tái bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 12
1.2.3. Hợp đồng TBH 14
CHƯƠNG II: Hoạt động kinh doanh TBH nghiệp vụ Bảo hiểm Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong giai đoạn 2004-2008 32
2.1 .Vài nét về PTI 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 32
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm vừa qua 36
2.1.2.1.Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc 36
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh TBH 39
2.1.2.3. Hoạt động đầu tư 42
2.1.3. Phương hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới 43
2.2. Tổng quan về Thị trường Bảo hiểm và TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam 44
2.2.1. Tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây: 44
2.2.2. Thực trạng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. 45
2.2.3. Thực trạng trên là do một số nguyên nhân sau: 46
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện trong hoạt động kinh doanh TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu 48
2.3.1. Thuận lợi 48
2.3.2. Khó khăn 49
2.5. Quy trình TBH tại PTI 51
2.4.1. Sự cần thiết của Quy trình 51
2.4.2. Nội dung Quy trình TBH 51
2.4.2.1. Quy trình nhượng TBH 51
2.4.2.2. Quy trình nhận TBH 57
2.6. Hoạt động kinh doanh Nghiệp vụ TBH Hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PTI 58
2.7. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh TBH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại PTI 64
2.5.1. Hoạt động nhượng TBH 64
2.5.2.Hoạt động nhận tái 65
CHƯƠNG III. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 67
3.1. Dự báo xu hướng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 67
3.2. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ TBH hàng hoá xuât nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển phù hợp với tình hình thị trường 68
3.2.1. Về phía Nhà nước: 68
3.2.2. Về phía các Công ty Xuất nhập khẩu: 69
3.2.3. Với Hiệp hội Bảo hiểm 69
3.2.4. Về phía Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện 70
KẾT LUẬN 73
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 3629
⬇ Lượt tải: 56
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 18