Mã tài liệu: 234026
Số trang: 36
Định dạng: doc
Dung lượng file: 356 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu đề tài
Trong thời kỳ gia nhập WTO đất nước ta bắt đầu thực hiện một công cuộc đổi mới sang nền kinh tế thị trường, đã làm nền kinh tế phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến ngành bánh kẹo hiện nay đã có những bước phát triển khá ổn định.Tổng giá trị thị trường Việt Nam ước tính năm 2008 trên khoảng 5400 tỷ đồng tốc độ phát triển của ngành trong những năm qua,theo tổ chức SIDA ước tính đạt 7,3 - 7,5 % / năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nắm bắt được tình hình quan trọng như vậy, công ty TNHH dinh dưỡng miền Nam (SNFOOD) đã được thành lập tháng 8/2008 và cho ra dòng sản phẩm mới không chỉ với bản chất thơm ngon mang hương vị truyền thống Việt Nam, công ty còn đặc biệt chú ý đến nhu cầu của người tiêu dùng như thực phẩm dành cho người ăn kiêng, bánh dành cho người bệnh tiểu đường, . Chính những ý nghĩ này đã chào đón người tiêu dùng Việt Nam càng xích lại gần với hàng Việt Nam hơn, một phần người tiêu dùng cũng lo ngại trước bánh kẹo nhập khẩu có chứa chất melamine, thông điệp này đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho ngành bánh kẹo Việt Nam.Nhưng cũng vì thế mà công ty phải đối mặt với những cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn giữa các công ty, doanh nghiệp có thương hiệu lâu năm, có vị thế trên thị trường như: công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica), công ty cổ phần Kinh Đô, công ty bánh kẹo Hải Châu, Các công ty, doanh nghiệp này luôn nỗ lực liên tục mở rộng thị phần sản phẩm nâng cao uy tín đối với người tiêu dùng.Để có thể đứng vững trong tình trạng hiện nay, công ty cần thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh một cách kịp thời và từ đó đưa ra các chiến lược hợp lý giúp công ty phát triển một cách tốt nhất và đặt biệt mở rộng thị trường của công ty ra nước ngoài là mục tiêu mà công ty đang hướng đến. Chính vì thế nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH dinh dưỡng miền Nam (SNFOOD)” nhằm tìm ra giải pháp giúp công ty nâng cao sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường trong thời gian tới.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền Nam trong năm 2009 để từ đó đề ra những biện pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường trong thời gian tới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm dinh dưỡng miền Nam
- Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
- Dự báo khối lượng tiêu thụ
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp luận
* Quan điểm tiêu thụ sản phẩm:
Xuất phát từ nhiều giác độ và phạm vi hoạt động khác nhau có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Nếu xét hoạt đông tiêu thụ như một hành vi thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm được quan niệm như hành vi bán hàng do đó tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là sự chuyển giao hình thái giá trị của sản phẩm, hàng hóa từ hàng sang tiền (H-T) nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng về một giá trị sử dụng nhất định.Không có mua thì không có bán. Xong xét về mặt giá trị, bản thân chúng H-T và T-H thì là sự chuyển giao của một giá trị nhất định từ một hình thái này sang một hình thái khác. Như vậy, nếu hiểu theo quan điểm này thì tiêu thụ sản phẩm là sự chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm cho người mua và người bán thu được tiền từ bán sản phẩm hay được quyền thu từ người mua.
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất và kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.Nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng.
Theo hiệp hội kế toán quốc tế, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, lao vụ đã thực hiện cho khách hàng là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa, sản phẩm hay quyền thu tiền sản phẩm hàng hóa.
Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế, và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu thị trường, tổ chức tiếp cận sản phẩm, chuẩn bị hàng hóa và xuất bán theo yêu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất.
* Vai trò tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp:
Trong cơ chế thị trường ngày nay, tiêu thụ là khâu hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ sản phẩm thể hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm. Sau khi tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp không những thu được các khoản chi phí bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận, đây là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp. Do đó nó mang vai trò to lớn như:
- Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để có thể tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và thu được tiền đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra có lợi nhuận để từ đó doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tiếp tục đầu tư.
- Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mở rộng thị trường.Để có thể phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất hoạt động kinh doanh, cần tiêu thụ ngày càng nhiều hơn khối lượng sản phẩm mà còn ở trên thị trường mới và thị trường tiềm năng.
- Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần làm giảm chi phí lưu thông, giảm chi phí thời gian dự trữ hàng hóa, tăng vòng quay của vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và mang lại lợi nhuận cao.
- Tiêu thụ sản phẩm mang lại vị thế và độ an toàn cho doanh nghiệp. Vị thế của doanh nghiệp được đánh giá thông qua phần trăm doanh số sản phẩm được bán ra của doanh nghiệp so với tổng giá trị hàng hóa, sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, tỷ trọng này càng lớn thì vị thế càng cao và ngược lại.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ bộ phận kế toán của công ty TNHH thực phẩm dinh dưỡng miền Nam để làm số liệu phân tích.
2.2 Phương pháp phân tích:
* Phương pháp so sánh tương đối
Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Phương pháp số tương đối còn giúp ta nghiên cứu cơ cấu của một hiện tượng như cơ cấu ngành, cơ cấu doanh thu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16