Mã tài liệu: 230973
Số trang: 15
Định dạng: docx
Dung lượng file: 68 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Sinh viên : Phạm Thị Tuyết Mai
Lớp : Nông nghiệp 46 A
Bài tập : Tài chính tiền tệ
Đề tài : Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các giai đoạn . Trên cơ sở đó cho biết nguyên nhân và bịên pháp khắc phục .
* * *
Thời gian gần đây chúng ta đang quan tâm nhiều đến vấn đề giá cả . Bởi vì giá cả có mối quan hệ chặt chẽ đến cuộc sống của chúng ta . Giá cả tăng mà thu nhập không tăng sẽ dẫn tới mức sống của chúng ta giảm xuống . Do đó mà chúng ta phải quan tâm đến vấn đề này . Vì chỉ cần chúng ta không chú ý một thời gian , là đã có thể không nắm bắt được giá cả của các loại hàng hoá . Vậy điều gì đang xảy ra .
Chúng ta đang nói về lạm phát . Hiện tượng giá cả của các loại hàng hoá có xu hướng tăng lên .
Trong khoảng gần một thập kỉ chúng ta đã có một mức giá khá ổn định với lạm phát thấp . Nhưng bây giờ chúng ta đang đối mặt với một thực tế là giá cả tăng một cách rõ ràng trên mọi hàng hoá . Lạm phát năm sau cao hơn năm trước và chưa có dấu hiệu dừng lại .Vậy thực chất thì lạm phát là gì ? Lạm phát có những đặc điểm gì ? Nó đã trải qua những giai đoạn nào ?
Để trả lời những câu hỏi trên , chúng ta hãy cùng tìm hiểu lạm phát qua các thời kì ở nước ta .
Trong suốt hơn 30 năm qua , nền kinh tế của chúng ta đã có những biến chuyển quan trọng , đi đôi với nó lạm phát cũng có những sự thay đổi dựa trên thực trạng nền kinh tế .
Căn cứ vào những đặc điểm cốt yếu ta có thể chia tình hình lạm phát thành các giai đoạn như sau .
I. Lí luận và thực trạng lạm phát ở nước ta
1. Giai đoạn khó khăn và đòi hỏi đổi mới ( Trước 1989)
1.1. Thời kì trước đổi mới
Trước năm 1975, đất nước ta đang dốc toàn lực cho cuộc kháng chiến cứu nước. Tất cả cho tiền tuyến. Mọi nguồn lực đều dành hết cho một mục tiêu duy nhất là thống nhất đất nước và giành độc lập dân tộc. Vì thế nên mục tiêu phát triển kinh tế chỉ bó hẹp trong nội dung dồn sức cho tiền tuyến. Không thể đòi hỏi gì hơn ở một nền kinh tế trong chiến tranh . Mặt khác, hai đầu đất nước là hai nền kinh tế khác nhau. Một bên là nền kinh tế thị trường tự do, một bên là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Do những đặc điểm đặc thù của nền kinh tế nên giai đoạn này lạm phát hầu như chưa xuất hiện rõ nét .
Sau năm 1975, chúng ta đã giành được độc lập, thống nhất đất nước . Lúc đó, việc sát nhập hai hệ thống kinh tế, chính trị hoàn toàn khác nhau đã đặt ra những thử thách lớn cho chúng ta . Miền nam là một nền kinh tế thị trường tự do tương đối phát triển, có xuất khẩu .Đặc điểm của nền kinh tế miền nam lúc này là đô thị hoá, phát triển công nghiệp nhẹ và nhập khẩu công nghiệp nặng. Trong khi đó, ở miền bắc nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chủ yếu dựa vào viện trợ và nhập khẩu nước ngoài những hàng hóa tiêu dùng, và tập trung hoá cao tư liệu sản xuất
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 44
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 22