Mã tài liệu: 283483
Số trang: 65
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,263 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỤC LỤC
Đề mục Trang
Nhiệm vụ luận văn
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách hình vẽ vi
Danh sách bảng biểu vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Ý nghĩa và phạm vi đề tài 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Tổng quan về dự báọ 7
2.1.1 Phân loại dự báọ 8
2.2 Các phương pháp dự báọ 9
2.2.1 Các phương pháp dự báo định tínhï 9
2.2.2 Các phương pháp dự báo định lượngï 9
2.2.3 Giám sát và kiểm sốt dự báo 14
2.3 Hoạch định tổng hợp 15
2.3.1 Đối tượng và phạm vi của hoạch định 15
2.3.2 Mục tiêu của hoạch định 16
2.3.3 Những chiến lược trong việc hoạch định tổng hợp 17
2.4 Các phương pháp hoạch định 20
2.4.1 Phương pháp trực quan 20
2.4.2 Phương pháp biểu đồ và đồ thị 20
2.4.3 Hoạch định tổng hợp cho nhiều mặt hàng 21
2.4.4 Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện 21
2.4.5 Phương pháp tốn áp dụng cho kế hoạch tổng hợp 21
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY Công ty TNHH cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ 23
3.1 Giới thiệu công ty và các hoạt động chính 23
3.1.1 Giới thiệu công ty 23
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 23
3.1.3 Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh 24
3.1.4 Cơ cấu tổ chức 26
3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 29
3.2 Phân tích thực trạng sản xuất tại công ty 29
3.2.1 Cơ cấu tổ chức tại 2 phân xưởng 29
3.2.2 Qui trình sản xuất 29
3.2.3 Một số sản phẩm chủ lực của công ty 31
3.2.4 Nguyên vật liệu 33
3.2.5 Tình hình nhân sự 33
3.2.6 Tình hình hoạch định tại công ty 34
3.3 Đánh giá kết quả của quá trình phân tích 35
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM 37
4.1 Mục tiêu dự báo 37
4.2 Phương pháp dự báo 37
4.2.1 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định lượng 37
4.2.2 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định tính 39
4.3 Dự báo dây chuyền máy 40
4.4 Dự báo sản phẩm máy 41
4.4.1 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định lượng 41
4.4.2 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định tính 49
4.5 Dự báo phụ tùng 51
4.5.1 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định lượng 51
4.5.2 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định tính 55
CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP 56
5.1 Tổng hợp các số liệu dự báo 56
5.2 Hoạch định các kế hoạch sản xuất 62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
6.1 Kết luận 70
6.2 Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương 1 gồm những nội dung:
• Lý do hình thành đề tài
• Ý nghĩa và phạm vị đề tài.
• Mục tiêu nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu.
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Công ty TNHH cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, được hình thành và phát triển lên từ gia đình, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành nông nghiệp lúa gạo.
Do đặc thù phát triển của công ty, nên quá trình bố trí sản xuất và nhân sự còn nhiều điểm chưa hợp lý. Hiện nay, công ty đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân sự, đặc biệt là ở khu vực sản xuất.
Trong những năm gần đây, các đơn hàng của công ty đang tăng nhanh, đặc biệt là vào giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 5, nhu cầu tăng rất nhiều so với các tháng còn lại (do nhu cầu gạo xuất khẩu tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm và bắt đầu vào vụ mùa đông xuân).
Nhu cầu tăng nhanh đã dẫn đến năng lực sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Công nhân tại xưởng phải thường xuyên tăng ca, mức độ tăng ca cao đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của công nhân.
Bên cạnh đó, hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng đã dẫn đến việc không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vào mùa vụ, đó là nguyên nhân giao hàng trễ thường xuyên xảy ra trong hai năm trở lại đây (thời gian giao hàng trễ đôi khi kéo dài đến 2 tháng). Trong khi đó, ở những tháng khác lại không tận dụng hết năng lực sản xuất vốn có.
Chính vì thế, dự báo nhu cầu sản phẩm và hoạch định tổng hợp là điều hồn tồn cần thiết cho công ty. Dự đốn được nhu cầu sản phẩm trong tương lai, công ty có thể chủ động chọn cho mình một kế hoạch hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường với mức chi phí tối ưu.
Qua việc dự báo và hoạch định tổng hợp, công ty sẽ khắc phục được những vấn đề còn tồn tại, đồng thời qua đó cũng tận dụng được các nguồn tài nguyên trong sản xuất và tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Dự báo nhu cầu sản phẩm cho quý I năm 2008.
Hoạch định tổng hợp sản xuất cho quý I năm 2008.
1.3. Ý NGHĨA VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Ý nghĩa:
Đề tài này giúp công ty xác định được nhu cầu sản phẩm và có thêm những cơ sở để quyết định phương pháp sản xuất trong thời gian sắp đến. Bên cạnh đó, giúp cho công ty có thể ra quyết định bố trí lại tình hình nhân sự tại công ty một cách hợp lý hơn.
Dự báo nhu cầu và hoạch định tổng hợp sản xuất sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, khắc phục được việc giao hàng trễ hẹn và lựa chọn được chiến lược sản xuất phù hợp với mức chi phí thấp nhất.
Giúp bản thân tác giả hiểu rõ hơn về hệ thống sản xuất hiện tại, ứng dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, tác giả cũng học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống trong quá trình thực hiện đề tài này.
Phạm vi đề tài:
Dự báo nhu cầu máy của công ty vào quý I năm 2008. Dựa vào kết quả dự báo máy và kết quả dự báo phụ tùng để hoạch định tổng hợp sản xuất tại 2 phân xưởng của Công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp BÙI VĂN NGỌ.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau khi tìm hiểu hình thức hoạt động và sản xuất của công ty. Tác giả nhận thấy sự cần thiết của đề tài đối với công ty và quyết định chọn lựa đề tài này.
Phương pháp thực hiện đề tài được trình bày theo thứ tự theo các bước trong mô hình sau.
Mô hình nghiên cứu thực hiện đề tài
Để hình thành đề tài này, tác giả tiến hành tìm hiểu các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, lựa chọn đề tài để giải quyết được các vấn đề của công ty.
Qua tìm hiểu và phân tích hiện trạng, nhận thức được các vấn đề khó khăn hiện nay của công ty, tác giả nhận thấy đề tài hoạch định tổng hợp sẽ giải quyết tạm thời được các vấn đề mà công ty đang gặp phải.
Sau khi nhận dạng vấn đề và hình thành đề tài, tác giả tiến hành liệt kê ra tất cả các thông tin cần thiết cho đề tài.
Thông tin được thu thập trong đề tài gồm 2 loại: Thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
Thông tin thứ cấp: Được thu thập từ các phòng ban trong công ty (số liệu dự báo về phụ tùng, hàng tồn kho, doanh số, doanh thu, chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất…)
Thông tin sơ cấp: Thông qua quan sát và phỏng vấn trực tiếp để hiểu rõ hiện trạng sản xuất của công ty.
Các thông tin sau khi được thu thập sẽ được xử lý để đảm bảo tính chính xác cho việc dự báo và hoạch định.
Sau khi thu thập và xử lý các thông tin, tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình dự báo và hoạch định tổng hợp cho công ty.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 834
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 161
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 20