Mã tài liệu: 220827
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 136 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thực tế, nhu cầu vay vốn của xã hội đã có từ lâu và trở thành một vấn đề có thật đòi hỏi cần được quan tâm hợp lý hơn trong xã hội ngày nay, từ những người nông dân, những người mua bán nhỏ, đến những nhà kinh doanh hay những nhà đầu tư đều có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại một thực trạng đó là có người thừa vốn, nhưng cũng có người thiếu vốn dẫn đến một sự mất cân đối.
Xuất phát từ thực tiễn trên, ngân hàng ra đời và đã cung cấp những hoạt động như là: tiết kiệm, cho vay, từ đó tình trạng trên được giải quyết nhanh chóng, một mặt nhằm tập trung nguồn vốn từ trong dân, mặt khác dùng nguồn vốn huy động được để cho vay lại, đây cũng là một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng.
Từ những đặc điểm, vị trí địa lý và tiềm năng của vùng ĐBSCL, Ngân hàng PTN ĐBSCL ra đời, góp phần cải thiện đời sống của người dân ĐBSCL nói chung và người dân AG nói riêng.
Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang hoạt động với mục tiêu cho vay XDSCN không chỉ phù hợp với quan niệm của người dân đó là “an cư lạc nghiệp”, mà bên cạnh đó Ngân hàng còn mở rộng cơ cấu cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân trong trong ngắn hạn, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế của tỉnh AG. Với cơ cấu cho vay đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người dân tại TPLX nên Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang được ưu tiên lựa chọn để thực hiện đề tài “Phân tích nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang” để có thể hiểu rõ hơn hoạt động cho vay của ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng của VN trong thời kỳ hậu WTO sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi những tổ chức tín dụng phải có những bước đổi mới phù hợp.
Với lý do trên, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu về hoạt động của Ngân hàng PTN ĐBSCL – Chi Nhánh An Giang, đặc biệt phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn. Qua đó, đề ra những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua quá trình thu thập số liệu, nghiên cứu quá trình hoạt động của ngân hàng, đề tài đã sử dụng những biện pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập thông tin sơ cấp: quan sát hoạt động cho vay của ngân hàng, các thông tin bên ngoài, tham khảo ý kiến cán bộ tín dụng.
- Thu thập thông tin thứ cấp: tham khảo tài liệu của ngân hàng, sách báo,
- Phương pháp phân tích số liệu, thống kê và so sánh, biểu đồ,
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 965
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16