Mã tài liệu: 218821
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 72 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN I
CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
Những lĩnh vực pháp luật kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO? Giải thích. Nhà nước Việt Nam đã có những chuẩn bị gì để thích ứng với tình hình mới đó?
I. Khái Niệm
Khái niệm thương mại theo Luật Thương mại 1997 được hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm 14 hành vi điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.
Thậm chí đối tượng của việc mua bán hàng hoá cũng bị giới hạn ở các động sản, chủ yếu là các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán (Điều 5 Luật Thương mại 1997). Các bất động sản như nhà máy, công trình xây dựng (không phải là nhà ở), các quyền tài sản như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các hành vi liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như vận chuyển hàng, thanh toán tiền mua hàng qua hệ thống ngân hàng cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại 1997.
Trong khi đó, ở các nước trên thế giới, khái niệm thương mại ngày càng được mở rộng ra với một nội hàm rộng lớn, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn như, Bộ luật thương mại số 48 của Nhật Bản ngày 9/3/1899, thuật ngữ thương mại được dùng để chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trường như dịch vụ vận tải, cung ứng điện hay khí đốt, uỷ thác, bảo hiểm, ngân hàng. Luật Thương mại của Philippin tuy không đưa ra các hành vi thương mại cụ thể mà quy định phạm vi điều chỉnh là các hoạt động nhằm thúc đẩy sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận. Ngoài ra Luật Thương mại của Philippin còn điều chỉnh các giao dịch thương mại trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực vận chuyển hành khách. Bộ luật thương mại của Thái Lan cũng đưa ra khái niệm thương mại khá rộng không chỉ bao gồm việc mua bán hàng hoá mà cả các hoạt động thuê tài sản, thuê mua tài sản, tín dụng, thế chấp, đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty, hợp danh
Cách hiểu khái niệm thương mại nêu trên cũng tương đồng với cách hiểu trong một số Hiệp định quan trọng của ASEAN, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại quốc tế gồm nhiều Hiệp định cấu thành như Hiệp định GATT, GATS, TRIMP, TRIPS, .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 176
⬇ Lượt tải: 5
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16