Tìm tài liệu

Nhu cau cua Doanh nghiep An Giang doi voi lao dong chuyen nganh Kinh doanh nong nghiep

Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp

Upload bởi: kelly1987

Mã tài liệu: 209039

Số trang: 96

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 858 Kb

Chuyên mục: Quản trị kinh doanh

Info

TỔNG QUAN

1. Cơ sở hình thành đề tài:

Trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của một dân tộc, một quốc gia thì con người luôn giữ vai trò là nhân tố quyết định thông qua các hoạt động sáng tạo của con người với tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người.

Ở Việt Nam, một nước nông nghiệp với hơn ¾ dân số làm nghề nông, để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong tương lai, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp - thế mạnh của Việt Nam, thì không thể không xác định nguồn lực chủ yếu giữ vai trò quyết định đó là nguồn lực con người.

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực được thiên nhiên ưu đãi khá nhiều để sản xuất nông nghiệp, mà đặc biệt là An Giang hiện đang là vựa lúa, vựa cá của cả nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, cho xã hội. Trong thời gian qua, giá trị sản phẩm nông nghiệp luôn là nhân tố quyết định trong tổng thể nền kinh tế, chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh.

Tuy nông nghiệp là ngành có thế mạnh của Tỉnh, nhưng nông sản ta bán ra chỉ nhiều về số lượng mà không là giá trị. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vị thế cạnh tranh kém (chủ yếu cạnh tranh về giá và bán cho những nước nghèo) trên thương trường quốc tế là do nền sản xuất vẫn còn mang tính thời vụ đặc thù, làm cho cung cầu thường xuyên bị mất cân đối, cũng như việc xem nhẹ khâu quản lý ngay từ những giai đoạn đầu tiên (hoạch định thị trường, chọn giống, gieo trồng ), chỉ xem nặng phần cứng, ít quan tâm đến phần mềm của sản phẩm (xây dựng, quảng bá thương hiệu, nghiên cứu thị trường ). Hay nói chính xác là ngành nông nghiệp của ta đang thiếu một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn về Quản trị kinh doanh nông nghiệp.

Thấy được sự cần thiết đó, Trường Đại học An Giang, trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đã mở chuyên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp với mong muốn đào tạo đội ngũ cán bộ đại học có kiến thức và hiểu biết về môi trường kinh doanh và tính chất đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; về mối liên hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp; có năng lực hoạt động trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh nông nghiệp để đưa ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang đi lên, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy những ước muốn đó rất phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhưng trên thực tế các Doanh nghiệp nông nghiệp của ta nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn nhân lực này không? Nguồn nhân lực mới này có thật sự phù hợp với những nhu cầu thực tế trong từng doanh nghiệp? Và họ cần những gì ở nhân viên mà họ tuyển vào?

Nghiên cứu “Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp” là công việc cần thiết để giải đáp các vấn đề bức xúc nêu trên; là cơ sở để trường Đại học An Giang tham khảo, từ đó cải tiến chương trình đào tạo nói chung và ngành Kinh doanh nông nghiệp nói riêng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Qua phần phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp là cần thiết và hữu ích cho cả ba phía: Trường Đại học An Giang, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp và doanh nghiệp. Do đó mục tiêu nghiên cứu cần đạt được là:

Xác định được nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu về chất lượng đào tạo của các doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang đối với lao động chuyên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp.

Làm cơ sở để trường Đại học An Giang tham khảo, từ đó cải tiến chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

Giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp (nhất là sinh viên năm cuối) biết được doanh nghiệp nào có nhu cầu về nguồn nhân lực này, họ có những yêu cầu gì? Để có những hoạch định tốt hơn cho công việc sau khi tốt nghiệp.

3. Phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Loại hình doanh nghiệp: Tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân bao gồm: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã.

- Phạm vi hoạt động: chỉ tiến hành nghiên cứu doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh và thương mại trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, nông lâm sản, thủy sản và chăn nuôi, thức ăn gia súc như: ngành xây xát – lau bóng gạo; chế biến thủy sản đông lạnh; chế biến rau quả xuất khẩu; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến gỗ và lâm sản; và các ngành nghê truyền thống ở nông thôn (mắm thái, khô cá tra phồng, khô bò, bánh phồng, bánh tráng, đường thốt nốt )

Trong nghiên cứu này, các loại hình doanh nghiệp vừa nêu được gọi tắt là doanh nghiệp nông nghiệp.

- Lao động được đề cập trong nghiên cứu là lực lượng lao động có trình độ cử nhân, thuộc các nhóm ngành kinh tế. Không tiến hành nghiên cứu thực trạng cũng như nhu cầu lao động phổ thông trong các doanh nghiệp.

3.2. Không gian nghiên cứu:

Bao gồm tất cả các huyện, thị, thành thuộc địa bàn Tỉnh An Giang: Thành phố Long Xuyên; thị xã Châu Đốc và các huyện: Tân Châu, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Phú, An Phú, Chợ Mới và Phú Tân.

3.3. Thời gian nghiên cứu:

Dự án nghiên cứu bắt đầu từ ngày 01/03/2006 và kết thúc ngày 30/05/2006.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Dựa trên nghiên cứu định tính và định lượng.

- Định tính: Thực hiện những cuộc nghiên cứu thông qua bảng thảo luận tay đôi với một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên nhằm tìm ra các khía cạnh có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu và để làm cơ sở cho việc chỉnh sửa, bổ sung các biến, yếu tố trong bảng câu hỏi.

- Định lượng: Dựa vào những ý kiến đã thu thập ở phần phỏng vấn sơ bộ để xây dựng bảng câu hỏi, thu thập và xử lý số liệu. Sau đó đưa ra kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị và giải pháp để làm rõ và tốt hơn vấn đề đang nghiên cứu

5. Ý nghĩa thực tiễn:

- Đối với cơ quan đào tạo (Đại học An Giang): thấy được yếu cầu thực tế đề từ đó chỉnh sửa, cải tiến chương trình đạo tạo (ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp) cho phù hợp với nhu cầu, yêu cầu của bên sử dụng lao đông (Doanh nghiệp) - một vấn đề rất cần thiết cho bất cứ một trường đào tạo nào.

- Đối với bản thân người được đào tạo (sinh viên): góp phần giúp sinh viên dễ kiếm được việc làm phù hợp với ngành hơn do thấy được những yêu cầu, đòi hỏi của các doanh nghiệp thông qua nghiên cứu này.

6. Kết cấu của luận văn:

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu bao gồm 7 chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan: Đang được giới thiệu, phần này trình bày cơ sở để thực hiện dự án nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu cơ bản muốn đạt được và ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu: chương này trình bày về các định nghĩa, khái niệm nhằm giải thích về vấn đề đang nghiên cứu và phần sơ lược về thực trạng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp hiện nay.

- Chương 3: Thực trạng doanh nghiệp nông nghiệp An Giang: đánh giá về tình hình hoạt động hiện nay của các doanh nghiệp nông nghiệp, làm cơ sở cho việc đánh giá nhu cầu lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp của các doanh nghiệp này.

- Chương 4: Phương pháp nghiên cứu: mô tả nội dung cơ bản cách nghiên cứu là định tính hay định lượng ? Cách chọn mẫu ra sao? Và lý do chọn mẫu trong nghiên cứu này.

- Chương 5: Kết quả nghiên cứu: Đây là phần cốt lõi của dự án nghiên cứu, trình bày tổng hợp kết quả nghiên cứu được về thực trạng lao động hiện tại trong doanh nghiệp và nhu cầu tuyển dụng đến cuối năm 2006. Bên cạnh còn có phần đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo nhóm ngành kinh tế - Đại học An Giang.

- Chương 6: Kết luận và Ý nghĩa: Phần này đúc kết tất cả các phát hiện và thành tựu đạt được. Để từ đó đưa ra các giải pháp cho vấn đề hoặc ý nghĩa các thông tin đã thu thập được, những ý kiến do chính tác giả suy luận dựa trên kết quả nghiên cứu

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp
  • Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Nhu cầu thông tin cho việc lập Chiến lược ...

Upload: damquangtien

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Nhu cầu thông tin cho việc lập chiến lược ...

Upload: phanqhong

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Nhu cầu thông tin cho việc lập Chiến lược ...

Upload: penny123412341234

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 429
Lượt tải: 16

Nhu cầu thông tin cho việc lập Chiến lược ...

Upload: phuonght73

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Nhu cầu thông tin cho việc lập Chiến lược ...

Upload: hungquoc81

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
Lượt tải: 16

Nhu cầu thông tin cho việc lập Chiến lược ...

Upload: tat8686

📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 32
Lượt tải: 16

Nhu cầu thông tin cho việc lập Chiến lược ...

Upload: tmhieu2008

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 145
Lượt tải: 16

Vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ...

Upload: vnperdition

📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 505
Lượt tải: 16

Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do ...

Upload: phanthien_82

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 711
Lượt tải: 17

Xu hướng xã hội và nhu cầu khách hàng-những ...

Upload: phamquangcuong77

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 374
Lượt tải: 16

Hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đối với ...

Upload: hongdung_12_3

📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 427
Lượt tải: 16

Hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đối với ...

Upload: thuongnqhn

📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 409
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với ...

Upload: kelly1987

📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 347
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Kinh tế Quản trị kinh doanh
Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp TỔNG QUAN 1. Cơ sở hình thành đề tài: Trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của một dân tộc, một quốc gia thì con người luôn giữ vai trò là nhân tố quyết định thông qua các hoạt động sáng tạo của con người với tự nhiên và quan hệ pdf Đăng bởi
5 stars - 209039 reviews
Thông tin tài liệu 96 trang Đăng bởi: kelly1987 - 22/08/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 22/08/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Nhu cầu của Doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành Kinh doanh nông nghiệp