Mã tài liệu: 218563
Số trang: 69
Định dạng: doc
Dung lượng file: 230 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời nói đầu
Trong kinh doanh, đặc biệt là trong thương mại quốc tế, đàm phán đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà gần như tất cả mọi công việc người ta đều giải quyết bằng thương lượng, trao đổi , thì đàm phán thực sự trở thành một công việc không thể thiếu. Trong thương mại quốc tế, đàm phán không chỉ đơn thuần là một cuộc thương lượng giữa các bên với nhau về vấn đề mua bán, giá cả thế nào? chất lượng ra sao, mà đàm phán còn thể hiện những nét văn hoá khác nhau của các dân tộc khác nhau, nó không chỉ là một phần công việc trong kinh doanh, mà là cả một nghệ thuật.
Tuy nhiên, nghệ thuật ấy không phải chỉ có trong đàm phán thương mại quốc tế, mà chúng ta vẫn bắt gặp những biểu hiện của nó trong cuộc sống hằng ngày, bắt gặp xung quanh chúng ta. Thực ra tất cả chúng ta đều là những “đàm phán viên”, chúng ta học ngôn ngữ “mặc cả” và “trao đổi” từ khi còn rất bé và tiếp tục sử dụng chúng trong suốt cuộc đời. Chúng ta đàm phán với mọi người - những ông chủ, công sự, bạn bè, con cái, khách hàng. Chúng ta thương lượng về mọi chuyện, về lương bổng mà chúng ta đáng được nhận, về lương bổng mà chúng ta sẽ trả cho người khác, về cách mà chúng ta sẽ nhận thông tin, tiền bạc, hàng hoá hay dịch vụ mà chúng ta cần. Nói chung là chúng ta vẫn đàm phán hàng ngày, cũng như bắt gặp nó hằng ngày trong cuộc sống, trong công việc của chúng ta. Vậy đàm phán là gì? và đàm phán trong thương mại quốc tế có gì khác với đàm phán thông thường?
Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, tôi không có tham vọng đề cập nhiều đến một mảng đề tài rất rộng lớn là đàm phán, khoá luận này chỉ tập trung đi vào tìm hiểu vài nét về nghệ thuật và bí quyết để thành công trong đàm phán thương mại quốc tế. Khoá luận này đã được thực hiện qua nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan đến đàm phán, cũng như qua tìm hiểu thực tế, đặc biệt là có sự hướng dẫn nhiệt tình , tận tụy của PGS. NGƯT Vũ Hữu Tửu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành trước hết đối với thầy giáo Vũ Hữu Tửu, các cán bộ xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp, và một số cá nhân khác, đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 820
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 357
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 172
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 164
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 17