Mã tài liệu: 57919
Số trang: 141
Định dạng: docx
Dung lượng file: 685 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu và chịu sự chi phối bởi chính sách thương mại của các quốc gia - bộ phận chủ yếu cấu thành nên chính sách kinh tế đối ngoại trong chính sách ngoại giao của bất kỳ quốc gia nào. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, xuất khẩu hàng hóa được coi là mục tiêu không thể xa rời để đưa nền kinh tế phát triển. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn tài chính cho hoạt động nhập khẩu, duy trì và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ đảm bảo cho sự cân bằng của cán cân thanh toán ngoại thương, cuối cùng là đưa nền kinh tế phát triển lên các bậc cao hơn.
Thực tế khách quan đã thừa nhận không có nước nào phát triển được theo hướng biệt lập, tự cường trên quan điểm “ Bế quan tỏa cảng” để phát triển, điều đó chỉ kéo dài sự bần cùng, nghèo đói của một quốc gia. Đứng trên góc độ thế giới chúng ta nhận thấy rằng thương mại hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng trong ranh giới và khả năng sản xuất của nước đó dưới chế độ tự cung tự cấp, không giao lưu buôn bán. Do kết quả của việc mở ra thương mại giữa các nước, thế giới có thể tiến lên đường cong về sản xuất của chính mình.
Đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan để tăng nguồn thu ngoại tệ, gia tăng lợi nhuận cho công ty, tạo điều kiện để nhập khẩu vật tư thiết bị, máy móc cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là vấn đề rất quan trọng.
Việt Nam có nguồn nguyên liệu và lao động rẻ, dồi dào, rất thuận lợi cho việc sản xuất hàng mây tre đan và phát triển làng nghề. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc xuất khẩu hàng mây tre đan chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hết tiềm năng. Vì vậy, việc nghiên cứu để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có tính chiến lược, cấp bách để góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Đề tài gồm 3 chương sau:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của Việt Nam.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội - TOCONTAP.
Chương III: Những Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan của Công ty (TOCONTAP).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 983
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16