Mã tài liệu: 208956
Số trang: 70
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 713 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 40 năm chịu ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp, nay đã và đang thích nghi với cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Nhìn lại chặng đường của sự đổi mới đó cũng thấy rất nhiều điều phải ghi nhận. Đó là đơn vị kinh tế quốc doanh do quen với phương thức làm ăn cũ không bắt kịp cùng với phương thức làm ăn mới mà thị trường đang đòi hỏi, đã lâm vào tình trạng thua lỗ, có những doanh nghiệp dẫn đến giải thể hay phá sản. Song bên cạnh đó lại có rất nhiều doanh nghiệp rất năng động, tích cực nghiên cứu học hỏi, áp dụng đúng phương thức đầu tư kinh doanh mới nên không những đứng vững trên thị trường mà còn phát triển ngày càng với quy mô lớn và lợi nhuận thu về ngày càng cao. Trong số đó ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới xuất hiện.
Mỗi doanh nghiệp là tế bào cơ bản tạo nên hệ thống kinh tế quốc dân của mỗi nước. Doanh nghiệp có làm ăn khá mới giúp cho đất nước được phồn vinh phát triển. Vì vậy các chủ doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh, để làm giầu cho bản thân, cho doanh nghiệp và tổ quốc.
Muốn được kết quả như vậy các doanh nghiệp phải tìm cho mình một thị trường tiêu thụ sản phẩm thích hợp. Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì thị trường của doanh nghiệp phải được mở rộng. Chính vì vậy trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới.
Thị trường ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp, cơ chế thị trường là cơ chế cạnh tranh có đào thải, ai hiểu rõ được về thị trường, nắm bắt được các cơ hội của thị trường thì sẽ dành thắng lợi trong kinh doanh. Doanh nghiệp nào sản xuất ra được các sản phẩm thị trường cần và phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Như vậy thị trường là rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn này và trong tương lai. Cũng như những doanh nghiệp công nghiệp khác. Công ty cổ phần Dệt 10-10 Hà nội cũng rất quan tâm tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác. Thị trường ngành Dệt đang có những cơn sóng gió lớn. Việc tìm ra giải pháp hữu hiệu để đứng vững và phát triển luôn là vấn đề mà Công ty hết sức quan tâm và là bài toán phải giải quyết.
Vận dụng lý luận đã học, những vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm kết hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời được sự giúp đỡ của thầy giáo Mai Văn Bưu em chọn đề tài :
“Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Dệt 10-10 “.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 120
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16