Mã tài liệu: 221421
Số trang: 47
Định dạng: doc
Dung lượng file: 248 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời mở đầu
Sau những năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế là sự thay đổi về cách nhìn nhận, về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập mở cửa, tham gia các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới. Do đó, không ít doanh nghiệp đã tỏ ra lúng túng, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, thậm chí đã dẫn đến phá sản. Sở dĩ như vậy vì phần đông các doanh nghiệp chưa thực sự có những tác nghiệp hay chưa chuyên sâu chú trọng trong công tác tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế diễn ra như hiện nay.
Trong cơ chế như vậy, câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp là sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? Chính những câu hỏi này doanh nghiệp phải tự tìm cách trả lời sao cho thật thấu đáo toàn diện, phù hợp với nền kinh tế như hiện nay. Đó là vấn đề cần thiết đối với các doanh nghiệp, với sự xuất hiện của rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng sản phẩm thì hơn bao giờ hết vấn đề tiêu thụ sản phẩm càng trở nên khó khăn hơn.
Quy luật thị trường là có cung sẽ có cầu và ngược lại cụ thể ở 1 số góc độ nào đó. Tiêu thụ được sản phẩm các doanh nghiệp mới có khả năng thu hồi vốn và chi trả các khoản chi phí trong quá trình cấu tạo nên sản phẩm đến khi tới tay người tiêu dùng. Và mục đích cuối cùng là có và thu được nhiều lợi nhuận. Làm tốt công tác tiêu thụ tức là đã trả lời được câu hỏi sản xuất cho ai ? Công tác này làm càng tốt, càng nhanh thì doanh nghiệp càng có khả năng đẩy mạnh nhanh vòng quay của vốn, tăng thu lợi nhuận, giảm chi phí, phát triển, sản xuất, nâng cao đời sống người lao động, khẳng định vị trí của mình trên thương trường.
Vậy làm thế nào để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ? Đó là cả 1 quá trình nghiên cứu tìm tòi, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cộng với đôi chút may rủi trong sản xuất kinh doanh cộng với sự quản lý sáng suốt, linh hoạt và nhạy bén của các nhà quản lý doanh nghiệp để có được hướng đi đúng đắn nhằm củng cố và phát triển doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm, mong muốn được đánh giá kiến thức ít ỏi của bản thân, trong quá trình thực tập tại công ty Kinh Doanh và chế biến Lương Thực Việt Tiến, tôi đã cố gắng tìm hiểu nghiên cứu hoạt động tiêu thụ của công ty thông qua chuyên đề "Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ở công ty Kinh Doanh và chế biến Lương Thực Việt Tiến".
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiệp vụ hoạt động tiêu thụ của Doanh Nghiệp. Cụ thể là hoạt động tiêu thụ ở Công ty Kinh Doanh và chế biến Lương Thực Việt Tiến. Trong chuyên đề này, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp từ lý luận đến thực tiễn, kết hợp phương pháp duy vật Biện Chứng để xem xét các nghiệp vụ tiêu thụ tại Công ty.
Nội dung của chuyên đề được trình bày ở 3 chương :
Chương I : Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp (Công ty Việt Tiến).
Chương II : Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty.
Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ở Cty Kinh Doanh và chế biến Lương Thực Việt Tiến.
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Thị Hoàng Hà đã tận tình hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty đặc biệt là Bác Nguyễn Văn Bình Trưởng phòng Tổ Chức công ty để em có thể hoàn thành chuyên đề này.
Chương I
tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ
sản phẩm đối với doanh nghiệp
I. Khái niệm, vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp.
1. Định nghĩa :
hĐã có rất nhiều quan niệm khác nhau về tiêu thụ hàng hoá, tuỳ theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu đưa ra những khái niệm khác nhau. Nhưng tổng kết lại thì tiêu thụ sẩn phẩm có thể tiếp cận trên các giác độ :
- Tiêu thụ sản phẩm với tư cách là 1 hành vi.
- Tiêu thụ sản phẩm với tư cách là 1 khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tiêu thụ sản phẩm với tư cách là 1 quá trình.
h Việc lựa chọn cách tiếp cận tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ cách thức tổ chức kinh doanh của Doanh Nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm với tư cách là 1 hành vi tương ứng với hành động thực hiện khi người bán đối mặt trực diện với người mua : thoả thuận, thương lượng, kí kết hợp đồng và thực hiện các thao tác trao đổi hàng tiền giữa người mua và người bán. Trường hợp này có thể hiểu tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa hẹp, nghĩa là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá (H - T). Trong trường hợp này, tiêu thụ đồng nghĩa với bán hàng hay hiểu là người bán trực tiếp đưa hàng cho người mua và người mua thanh toán cho người bán.
Tiêu thụ sản phẩm với tư cách là một khâu có nội dung rộng hơn bán hàng. Trong trường hợp nào bán hàng chỉ là một tác nghiệp cụ thể của một tiêu thụ sản phẩm các nội dung tiêu thụ sản phẩm trải rộng từ : Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất - mua hàng, chuẩn bị hàng hoá và đk/ bán hàng rồi kết thúc ở bán hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh , là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh Nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, là yêu cầu nối trung gian một bên là sản xuất phân phối và một bên là tiêu dùng.
Tiêu thụ sản phẩm với tư cách là một quá trình thực chất là mở rộng nội dung của tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất kinh doanh là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều khâu, nhiều bộ phận có quan hệ biện chứng bổ sung tích cực cho nhau và ảnh hưởng đến nhau cũng như ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình tiêu thụ là lợi nhuận. Từng khâu, từng bộ phận, từng yếu tố có vai trò khác nhau và điều có tác động tích cực mạnh, tiêu cực đến kết quả cục bộ cũng như kết quả chung. Khi giải quyết tốt từng khâu, từng bộ phận, từng yếu tố không có nghĩa là một kết quả chung tốt mà nó còn có sự tác động ảnh hưởng của những yếu tố không thể kiểm soát được mà mỗi Doanh Nghiệp chỉ có thể giải quyết bằng cách có những phương án sau tiêu thụ hay chính là các biện pháp chỉnh sửa bổ sung để có kết quả chung tốt nhất cho quá trình tiếp theo.
Do vậy chúng ta cần sắp xếp, đặt đúng vị trí và liên kết toàn bộ các khâu, các bộ phận trong hệ thống kinh doanh, thống nhất giải quyết các khâu, các bộ phận, các yếu tố phải đặt trong mục tiêu chung của cả hệ thống. Từ đó có cái nhìn khái quát nhưng cụ thể nhất. Tiêu thụ sản phẩm phải được liên kết chặt chẽ, hữu cơ với các khâu, các bộ phận các yếu tố của kinh doanh đã được thực hiện trước đó. Tiêu thụ sản phẩm có thể nói không chỉ xuất hiện cuối quá trình sản xuất, kinh doanh mà được bắt đầu ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh, đây là vấn đề cốt lõi để trả lời câu hỏi sản xuất cho ai ? Phải đặt mục tiêu chiến lược, xây dựng kế hoạch cho đến khi bán sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm được xem xét ở góc độ này được hiểu là 1 quá trình làm. Đã là quá trình thì có nhiều bước hay giai đoạn cụ thể phải có bước khởi đầu và bước kết thúc quá trình và không thể có mở đầu mà không có kết thúc hay ngược lại.
Khi nghiên cứu về tiêu thụ theo nghĩa rộng cho rằng tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn liên quan đến nhiều nghiệp vụ quan trọng ở Doanh Nghiệp.
Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất gồm : Tiếp nhận, bao gói, phân loại, lên nhãn hiệu, ghép :
Các nghiệp vụ về tổ chức quản lý bao gồm : Nghiên cứu thị trường, công tác kế hoạch, hoạch định, quảng cáo, hạch toán .
2. Vai trò của tiêu thụ đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh Nghiệp.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh Nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hoá thì Doanh Nghiệp xây dựng con đường nào đến với khách hàng đến với chúng ta bằng con đường ấy. Như vậy Doanh Nghiệp thường xuyên phải trông cậy hai bên con đường ấy để phủ mát để hứng bụi, tức là ngoài con đường ấy phải có sự đảm bảo chắc chắn về phương thức về tinh thần của con đường. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện được mục đích của sản xuất hàng hoá là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nói trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối một bên là tiêu dùng. ở các Doanh Nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh Nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu thụ chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Nếu trong Doanh nghiệp thương mại thì tiêu thụ được sản phẩm để tái hoạt động kinh doanh của mình mở rộng vốn thì doanh nghiệp sản xuất bên cạnh tiêu thụ còn vấn đề nâng cao chất lượng vì chất lượng là vô hạn. Chất lượng tốt là gắn lợi ích người tiêu dùng và khả năng thanh toán của họ. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiếp tục đầu tư không ngừng phát triển.
Sức tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp thể hiện ở mức bán, là uy tín của doanh nghiệp , chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh điểm yếu của Doanh nghiệp . Hoạt động tiêu thụ sản phẩm gắn nhà sản xuất với người tiêu dùng. Nó giúp cho các nhà sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu khách hàng từ đó có được những chiến lược, mục tiêu cụ thể thành công hơn. Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường, tránh được mất cân bằng giữa ổn định xã hội đồng thời giúp các đơn vị xác định được phương hướng và bước đi của kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo. Và bên cạnh đó không ngừng nâng cao cuộc sống người lao động tăng thu nhập cho xã hội.
3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
31 Yếu tố thuộc về bên trong Doanh nghiệp.
a. Đặc điểm về nghành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp
Ta có thể thấy rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong nghành công nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh rất đa dạng, dựa trên trình độ kĩ thuật cao, việc sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thời vụ cho nên việc tiêu thụ sản phẩm được diễn ra thường xuyên và liên tục. Trong nghành nông nghiệp thì sản xuất theo thời vụ cho nên tiêu thụ tập trung chủ yếu vào mùa thu hoạch sản phẩm. Khác với hai nghành nghề trên, ngành xây dựng cơ bản đặc trưng là sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, thời gian thi công kéo dài nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng chỉ là những sản phẩm có thể phụ thuộc vào từng công trình cụ thể.
b. Đặc điểm về tổ chức lao động trong Doanh nghiệp .
Việc sắp xếp lao động trong Doanh nghiệp một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá. Bố trí và sắp người lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, tính yêu ngành nghề của họ sẽ tạo điều kiện để họ có thể phát huy hết năng lực của mình, cống hiến cho Doanh nghiệp . G,iống như một cỗ máy phức tạp nếu người chủ Doanh nghiệp biết, hiểu cơ thể của máy đó để từ đó khởi động chỉ huy sao cho phù hợp với sức của nó thì sẽ đem lại năng suất tuyệt đối, tạo ra một không khí hay người ta còn gọi cái đó là tinh thần Doanh nghiệp .
c. Đặc điểm về sản phẩm.
Khi nói về đặc điểm của hàng hoá thì người ta thường đề cập đến:
- Chất lượng sản phẩm : Việc sản xuất sản phẩm hàng hoá phải gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm cũng là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ và ngược lại nó cũng như con dao hai lưỡi. Chất lượng sản phẩm được nâng cao không ngừng có ảnh hưởng tới giá bán của sản phẩm mà điều quan trọng khác là thay đổi thị hiếu của khách hàng, làm cho khách hàng quen dùng chỉ một sản phẩm duy nhất của Doanh nghiệp .
Sản phẩm được sản xuất ra có thể phân loại thành những sản phẩm cấp khác nhau : Loại rẻ tiền, đắt tiền hay loại I, II và giá bán của mỗi loại cũng khác nhau. Sản phẩm có cấp cao giá cao. Vì vậy chính chất lượng là giá trị được tạo thêm. Công ty kinh doanh và chế biến lương thực Việt Tiến không ngừng nâng cao chất lượng theo thị hiếu của người tiêu dùng theo nhịp độ của cuộc sống ở từng vùng thị trường, từng phong tục tập quán để đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp VD : Nếu ở các thị trường có mức thu nhập cao họ thường ăn mì đắt tiền tức là mì úp thì chất lượng sợi mì phải phù hợp với t0 thích hợp để trong một thời gian nhất định họ sẽ sử dụng được mà không làm thay đổi hương vị. Còn ngược lại ở vùng thị trường có mức thu nhập thấp, mấy năm gần đây nhu cầu người nông dân còn dùng mì làm canh trong bữa ăn hàng ngày. Do vậy, mì thường được đun sôi do vậy t0 độ rất cao và thường khua mì nên chất lượng đối với thị hiếu như này thì sợi mì phải dai, ròn và hương vị phù hợp cay ngọt.
- Giá cả sản phẩm :
Giá cả sản phẩm tác động rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm về nguyên tắc giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá và giá cả xoay quanh giá trị hàng hoá. Với cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát trên thị trường theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán do đó doanh nghiệp có thể sử dụng hoàn toàn giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Nếu Doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận họ sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại nếu định giá quá cao người tiêu dùng không chấp nhận thì Doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất đống trong kho của mình.
Mặt khác, nếu Doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm cho giá thành sản phẩm thấp Doanh Nghiệp có thể bán hàng với giá thấp hơn mặt bằng giá cả các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là một lợi thế cạnh tranh giúp cho Doanh Nghiệp có thể thu hút được cả khách hàng của các đối thủ cạnh tranh, từ đó dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 191
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 218
⬇ Lượt tải: 16