Mã tài liệu: 220997
Số trang: 175
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,349 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
ương mại thế giới World Trade Orgnization
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các nước. Toàn cầu hóa và HNKTQT góp phần củng cố an ninh chính trị của mỗi nước thông qua việc thiết lập các mối quan hệ đan xen, nhiều tầng nấc khác nhau giữa các nước đồng thời mở rộng các nguồn lực đầu vào và thị trường đầu ra cho sự phát triển của mỗi nước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) hợp lý là cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy CDCCKT là điều kiện tiên quyết để nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy thoái và đạt tới trình độ phát triển cao hơn. Là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, Campuchia đang phải đương đầu với những thách thức to lớn cả về kinh tế và xã hội. Thực tế đó đòi hỏi Campuchia phải vạch ra được chiến lược CDCCKT phù hợp trong điều kiện HNKTQT.
Chính phủ Campuchia nhận thức được xu thế khách quan của quá trình tự do hoá thương mại và nhận thấy phải biết tận dụng cơ chế thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trở thành thành viên chính thức của ASEAN, năm 2003, Campuchia cùng với Nepal là những nước kém phát triển được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Orgnization- WTO). Là thành viên của WTO, ASEAN, Campuchia có thêm cơ hội do hệ thống thương mại đa phương đem lại, những rào cản mậu dịch sẽ được giảm thiểu. Nền kinh tế cũng sẽ vận hành có hiệu quả hơn nhờ tăng cường thương mại, đầu tư, thực hiện CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa và thúc đẩy thị trường nội địa có tính cạnh tranh cao hơn .
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, ngoài những thuận lợi, chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn về kinh tế - chính trị - xã hội: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước gay gắt hơn; thất nghiệp gia tăng và khoảng cách giàu nghèo trầm trọng hơn .
Như vậy HNKTQT, ngoài việc tạo ra những tiền đề thuận lợi còn tăng áp lực đối với việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề HNKTQT và CDCCKT của Campuchia, quan hệ giữa chúng với nhau là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, NCS chọn chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia” làm đề tài luận án tiến sĩ. Thông qua Đề tài này, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhà nước và các thày giáo Việt Nam đã tận tình dạy dỗ cũng như thể hiện sự đóng góp nhỏ bé bước đầu vào sự phát triển của Vương quốc Campuchia.
Vuth Phanna
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ .6
1.1. Lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế 6
1.2. Lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 20
1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 32
1.4. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . 43
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA CAMPUCHIA . 58
2.1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia . 58
2.2. Những điều chỉnh luật pháp và chính sách của Campuchia trong quá trình gia nhập AFTA và WTO 72
2.3. Những tác động của quá trình hội nhập đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 79
2.4. Đánh giá chung những mặt tích cực, hạn chế của quá trình hội nhập với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 108
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA CAMPUCHIA 114
3.1. Phương hướng tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2007 - 2020
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 114
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 131
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC .15
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16