Mã tài liệu: 298461
Số trang: 182
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,406 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Mục Lục
Danh mục chữ viết tắt
Trang
Mở đầu 1
Chương 1. tổng quát các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ 5
hàng nông sản theo quy định của WTO và thông lệ quốc tế
1. Tổng quan Hiệp định nông nghiệp của WTO về các biện pháp bảo 6
hộ hàng nông sản
1.1. Các cam kết về mở cửa thị trường 6
1.2. Các biện pháp bảo hộ phù hợp 15
1.3. Các ngoại lệ được phép 20
1.4. Các ưu đãi đối với thành viên đang phát triển 21
2. Các biện pháp phi thuế quan khác trong khuôn khổ WTO có liên quan đến bảo hộ hàng nông sản 23
2.1. Hiệp định về kiểm dịch động thực vật (SPS) 23
2.2. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) 25
2.3. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 26
2.4. Các quy định quản lý thương mại liên quan đến môi trường 27
3. Kinh nghiệm sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ hàng nông sản của một số nước 29
3.1. Các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ hàng nông sản của một số nước 29
3.2. Những bài học rút ra đối với Việt Nam 40
Chương II. Thực trạng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ 42
hàng nông sản của Việt Nam
1. Khái quát về việc sử dụng các biện pháp bảo hộ hàng nông sản của nước ta hiện nay 42
1.1. Thực trạng một số biện pháp bảo hộ hàng nông sản 42
1.2. Mức độ bảo hộ hàng nông sản 53
3
1.3. Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đối với hàng nông sản 58
2. Các biện pháp phi thuế quan bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam từ 1996 đến nay 60
2.1. Các biện pháp kiểm soát nhập khẩu 60
2.2. Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp 66
2.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật 68
2.4. Các biện pháp tự vệ 73
3. Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số 76
nông sản chủ yếu
3.1. Các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ gạo 76
3.2. Các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ chè, cà phê 78
3.3. Các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ rau, quả 79
3.4. Các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu khác 80
4. Đánh giá tổng quát về các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ hàng 83
nông sản của Việt Nam
4.1. Các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế 83
4.2. Các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam chưa phù hợp với thông lệ 85 quốc tế
4.3. Những vấn đề đặt ra cần hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan nhằm 88 bảo hộ hàng nông sản phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt
Nam
Chương iii. định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống 90
biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam
1. Dự báo các xu hướng mới để bảo hộ hàng nông sản trong thương 90
mại quốc tế
1.1. Những xu hướng mới trong đàm phán về tự do hoá thương mại hàng 90
nông sản
1.2. Một số xu hướng mới để bảo hộ hàng nông sản 92
2. Quan điểm về xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan 95
để hộ ố à ả Việt
4
để bảo hộ một số hàng nông sản của Việt Nam
3. Một số đề xuất về xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế 97 quan để bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế
3.1. Về các biện pháp hỗ trợ trong nước 97
3.2. Xây dựng các điều luật, quy định về tự vệ, các biện pháp thương mại tạm thời 100
3.3. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá 101
3.4. Hoàn thiện các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm 103
3.5. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn môi trường 106
3.6. Tăng cường các biện pháp kiểm dịch động, thực vật 107
4. Các đề xuất cụ thể cho một số nông sản chủ yếu 109
5. Một số kiến nghị chủ yếu 117
Kết luận 122
Tài liệu tham khảo 125
Phụ lục 127
Mở đầu
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tham gia AFTA, APEC, ASEM vàđang đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện tại,WTO đang chuẩn bị cho Vòng đàm phán thiên niên kỷ với mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm thuế quan và hàng rào phi quan thuế. Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt khác lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp do tính chất nhạy cảm của lĩnh vực này đối với kinh tế, xã hội của các quốc gia.
Các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vẫn tiếp tục khẳng định những nỗ lực thiết lập một hệ thống thương mại về nông sản công bằng và theo hướng thị trường và đã thực hiện nhiều chính sách cải thiện về tiếp cận thị trường, giảm trợ cấp xuất khẩu và giảm các hỗ trợ trong nước gây ảnh hưởng xấu đến thương mại hàng nông sản, thực hiện thuế quan hoá các rào cản phi thuế quan và cắt giảm dần thuế quan theo lộ trình đã cam kết tại Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Tuy nhiên, nhiều biện pháp bảo hộ mới lại được áp dụng đối với hàng nông sản theo các Hiệp định có liên quan như Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Hiệp định về kiểm dịchđộng thực vật, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các quyđịnh quản lý thương mại liên quan đến môi trường, lao động…Các nước hoặc các khối nước còn có các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cho các mặt hàng cụ thể cũng như các quy định về thủ tục hải quan và nhiều quy định quản lý khác.
ở nước ta, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khoá IX) đã xácđịnh phải chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm gia nhập WTO vào năm 2005. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết, chúng ta phải mở cửa thị trường, tiến hành tự do hoá nhiều hoạt động kinh tế, từng bước tự do hoá thương mại, giảm dần mức thuế suất, mở cửa thị trường hàng nông sản nhiều hơn, các chính sách trợ cấp hoặc hỗ trợ cho nông dân không phù hợp với quy định của WTO cũng dần phải loại bỏ. Khi đó, Việt Nam vẫn phải xây dựng và hoàn thiện một sốhàng rào phi thuế quan để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và bảo hộ sản xuất trong nước.
Có thể nói, một trong những vấn đề khó khăn nhất khi đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam hiện nay là lĩnh vực nông nghiệp và yêu cầu mở cửa thị trường nông sản trong nước. WTO và các nước thành viên khi đàm phán đều yêu cầu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu nông sản xuống rất thấp, dỡ bỏ hàng rào bảo hộ cho nông sản trong nước. Trong khi chúng ta lại là nướcđang phát triển, tỷ lệ dân cư phải dựa vào sản xuất nông nghiệp còn cao, nền nông nghiệp của Việt Nam không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề ổn định xã hội.
Việc thực hiện các cam kết của WTO theo hướng cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi thuế và cắt giảm các khoản trợ cấp cho nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thương mại và cung cầu một số ngành hàng nông sản của Việt Nam, tạo cơ hội cho hàng hoá từ bên ngoài, đặc biệt là các nước xuất khẩu nông sản lớn thâm nhập thị trường Việt Nam với giá rẻ hơn, gây sức ép cạnh tranh lên các ngành hàng nội địa và có thể tác động tới các vấn đề xã hội như công ăn việc làm, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập… Vì vậy, một chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất nông nghiệp trong nước vẫn rất cần thiết.
Điều quan trọng là các hình thức bảo hộ đó được xây dựng phù hợp với các qui định của WTO và thông lệ quốc tế, không tạo ra những trở ngại cho quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Muốn vậy, cần phải có sự nghiên cứu toàn diện về các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các qui định của WTO để xây dựng được rào cản hữu hiệu bảo hộ sản xuất trong nước, phù hợp với chủ trương của Đảng về bảo hộ có sự lựa chọn, có thời hạn, có điều kiện và phù hợp với các thông lệ quốc tế.
Là một vấn đề cấp thiết nhưng hiện nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như:
1. Bảo hộ hợp lý sản xuất và mậu dịch nông sản trong quá trình ViệtNam hội nhập kinh tế quốc tế (Đại học Ngoại thương).
2. Nghiên cứu những vấn đề môi trường trong các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ… và giải pháp đối với Việt Nam
3. Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấpđối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế (VụChính sách thương mại đa biên, Bộ Thương mại).
4. Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, những giải phápđể vượt rào cản của các doanh nghiệp Việt Nam (Đại học Thương mại).
5. Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hoá ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới (Vụ Kế hoạch thống kê, Bộ Thương mại).
6. Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam (Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại).
Ngoài ra, còn có một số chuyên đề nghiên cứu, bài báo đăng trên các tạp chí và một số tham luận tại Hội thảo khoa học về các biện pháp phi thuế, về bảo hộ sản xuất trong nước…Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về các rào cản phi thuế quan trong thương mại hàng nông sản để làm cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hộ hàng nông sản của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
ở nước ngoài, phần lớn các nước tham gia GATT/WTO đều có sự đầu tư và nghiên cứu xây dựng rào cản cho họ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu và các quy định của các khối nước hoặc của từng nước còn chưa được phân tích một cách có hệ thống để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ những lý do nêu trên, Bộ Thương mại đã cho phép chúng tôi nghiên cứu triển khai đề tài cấp Bộ với tiêu đề: “ Hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tổng hợp và khái quát các biện pháp phi thuế quan theo quy định của
WTO và thông lệ quốc tế để bảo hộ hàng nông sản.
- Đánh giá thực trạng các biện pháp phi thuế quan được áp dụng để bảo hộ hàng nông sản Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất định hướng xây dựng, hoàn thiện và áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam cho phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp phi thuế quan trong thương mại để bảo hộ hàng nông sản Việt Nam theo quy định của WTO và thông lệ quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ một số hàng nông sản.
- Phạm vi về không gian, thời gian là các biện pháp phi thuế quan được
áp dụng ở Việt Nam trong giai đoạn 1996 đến nayvà đề xuất các biện pháp cho thời kỳ đến năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, ngoài các phương pháp chung được áp dụng cho lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, một số phương pháp cụ thể được tiến hành là:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
- Khảo sát thực tế
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 2480
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 344
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 182
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16