Mã tài liệu: 297996
Số trang: 30
Định dạng: zip
Dung lượng file: 58 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG HOÁ CỦA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
I- KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1.Khái niệm: Thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các loại hàng hoá - chứng khoán và các dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia trên thị trường.
2. Chức năng của thị trường chứng khoán.
Sự ra đời và phát triển của TTCK có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia, kể các nước phát triển và nước đang phát triển. Nó thức sự là một kênh huy động vốn hiệu quả, thúc đẩy quá trình tích luỹ, tập trung và phân phối vốn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Chức năng này được thể hiện như sau:
2.1 Cung cấp nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế
Như chúng ta biết lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế là rất lớn đặc biệt là trong dân cư. Vì vậy, vấn đề tập trung nguồn vốn này để đầu tư sản xuất luôn là vấn đề được rất nhiều tổ chức, nhà quản lý quan tâm. Hiện nay công cụ được họ sử dụng nhiều nhất là phát hành các loại chứng khoán. Khi nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty, tổ chức phát hành, số tiền nhàn rỗi này sẽ được đưa vào sản xuất kinh doanh qua đó góp phần mở rộng đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển. Còn đối với chính phủ, chính quyền địa phương họ có thể phát hành các trái phiếu để tài trợ cho các công trình, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng hoặc qua đó Ngân hàng Nhà nước phát hành các công cụ trên thị trường mở để điều tiết, thực hiện chính sác kinh tế vĩ mô.
Như vậy, ta có thể thấy thị trường chứng khoán là nơi cung cấp và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Thông qua thị trường nó được tập trung và phân phối lại cho những người có nhu cầu sử dụng. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán làm tăng vốn của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có tiềm năng, mà không phải chụi sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước như khi đầu tư thành lập các doanh nghiệp thông qua nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp.
2.2 Tạo môi trường đầu tư cho công chúng.
Thị trường chứng khoán được thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, nó cung cấp cho công chúng môi trường đầu tư lành mạnh và các cơ hội lựa chọn cực kì phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Các loại chứng khoán được trao đổi mua bán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, lợi nhuận và mức độ sinh lời và đặc biệt là tính thanh khoản của nó. Mỗi nhà đầu tư có mức độ chụi rủi ro khác nhau sẽ chọn cho mình các loại chứng khoán khác nhau, tùy thuộc vào khả năng, mục tiêu và sở thích của họ. Các chứng khoán được mua bán trên thị trường sẽ mạng lại thu nhập và các quyền lợi khác cho người sở hữu, nắm giữ nó.
Bên cạnh đó với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân sé làm cho cầu về hàng hoá đa dạng hơn, đông đảo hơn làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Đây là điều hết sức quan trọng bởi nó là điều mà bất kì thị trường nước nào cũng cần và tìm mọi cách để đạt được.
2.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Một doanh nghiệp khi tham gia thị trường tức là nó phải đáp ứng các yêu cầu như: minh bạch quản lý, thường xuyên công bố thông tin,…đồng thời họ chụi sự giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, nó băt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn huy động được một các hợp lý, đảm bảo khả năng sinh lời nếu không họ sẽ tự bị đào thải ra khỏi thị trường. Mặt khác thông qua thị trường chứng khoán các doanh nghiệp làm ăn tốt, hiệu quả có thể tự quảng bá hình ảnh thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, thực hiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư vào các dự án mới….
2.4 Giúp chính phủ hoạch định và thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Thị trường chứng khoán là một trong những chỉ báo hết sức quan trọng và nhạy bén. Nó phản ánh sự ổn định, chu kì kinh doanh của nền kinh tế. Khi chỉ số chứng khoán tăng điều đó có nghía là các hoạt động đầu tư, sản xuất trong nước đang được mở rộng điều này cho phép Chính phủ và các công ty phân bổ lại nguồn lực một các hợp lý tạo điều kiện tái cấu trúc lại nền kinh tế, ngược lại chỉ số trên thị trường chứng khoán có xu hướng giảm điều này có nghĩa là nền kinh tế trong nước đang có diễn biến xấu đòi hỏi Chính phủ phải có những thay đổi , điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, thông qua thị trường chứng khoán Chính phủ có thể phát hành các trái phiếu bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước và quản lý lạm phát, Ngân hàng Nhà nước có thể phát hành các chứng chỉ, tín phiếu, trái phiếu,… thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá giúp nền kinh tế phát triển tốt hơn.
3 Vai trò của TTCK đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá là non trẻ mới có hơn 6 tuổi nhưng nó đã đóng góp vai trò vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước, vai trò này được thể hiện qua một số điểm:
3.1 Là một kênh huy động vốn hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là một đất nước đang phát triển khả năng tích tụ, tập trung vốn còn rất thấp và gặp nhiều hạn chế, trong khi đó thị trường tài chính mới ở giai đoạn sơ khai của sự phát triển. Nhưng với sự ra đời của thị trường chứng khoán nó đã tạo ra những bước tiến đột phá cho nền kinh tế đất nước và thực sự trở thành một kênh huy độngvốn vô cùng hiệu quả cho các doanh nghiệp. Nhờ có nó mà lượng tiền tiết kiệm trong dân cư được tích tụ tập trung thành các nguồn vốn đầu tứ có hiệu quả. Bên cạnh đó luồng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Tính đến thời điểm hiện tại( tính theo vốn gốc) lượng vốn đạt đến 2 tỷ USD còn nếu tính theo lượng vốn hoá thị trường thì con số này đã lên đến trên 4 tỷ USD, theo thông tin từ UBCKNN thì trong vòng từ tháng 6 đến cuối tháng 12 lượng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam có thể tăng lên 600 triệu USD. Có thể nói đây là một con số đáng mơ ước với một thị trường còn rất mới mẻ như nước ta. Điều đó cũng khẳng định rằng nó thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 158
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem