Mã tài liệu: 218554
Số trang: 78
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,866 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Lời mở đầu
Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương với các nước bè bạn năm châu, giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.
Nhưng nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Bên cạnh đó, với hơn 3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác. Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay khi mà chúng ta chưa có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ quản lý hoạt động này, lại trong bối cảnh “Nhà nhà làm giao nhận, người người làm giao nhận” thì hoạt động giao nhận vận tải trở nên hết sức lộn xộn, khó quản lý và ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực.
Trước tình hình đó, Công ty giao nhận kho vận ngoại thương - Vietrans vốn là doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong lĩnh vực giao nhận ở Việt Nam cũng không tránh khỏi những trở ngại. Trải qua hơn 30 năm hoạt động, Vietrans đã từng bước hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thực tế để thúc đẩy hiệu quả hoạt động hơn nữa.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại VIETRANS, với kiến thức của một sinh viên khoa Kinh Tế Ngoại Thương trường Đại học Ngoại Thương, cùng với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương - VIETRANS”.
Khoá luận được chia làm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển
Chương II: Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương - VIETRANS
Chương III: Biện pháp phát triển dịch vụ giao nhận vận tải biển tại VIETRANS
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 145
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 17