Mã tài liệu: 221188
Số trang: 97
Định dạng: docx
Dung lượng file: 155 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
[FONT="]MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế của khu vực cũng như nền kinh tế thế giớI có thể kể đến đầu tiên là khi Việt Nam trở thành viên của khu vực mậu dịch tự do AFTA, sâu đó chúng ta khẳng định vị thế của mình trong OPEC và APEC gần đây nhất trong năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giớI (WTO). Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam không thể tách rời khỏi hoạt động thương mại quốc tế và nó cũng mở ra cơ hội cho cac doanh nghiệp của chúng ta có thể thâm nhập thị trường quốc tế để mở rộng thị trường cũng như nhằm thu hút nguồn ngoại tệ để phục vụ cho chính sự phát triển các doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, cũng như góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước nói chung. Tận dụng cơ hội đem lại từ quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới và để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế thì vấn đề đặt ra là ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm các mở rộng thị trường quốc tế cả theo chiều rộng lẫn theo chiều sâu nhằm tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các nguồn lực nhiều hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao mở rộng thị trường quốc tế luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doah quốc tế.
Hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung cũng như hoạt động mở rộng thị trường quốc tế nói riêng sẽ đem lợi rất nhiều lợi thế cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Cụ thể như doanh nghiệp có thể tăng doanh số, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài, tiếp cận các nguồn lực thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế Tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài nước, phải chịu rất nhiều sức ép do sự khác biệt về môi trường văn hoá, chính trị luật pháp và kinh tế. Nhưng nếu đứng vững trên thị trường nước ngoài doanh sễ có cơ hội rất lớn để phát triển, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các sản phẩm dây và cáp điện, ngay sau thời kỳ đổi mới công ty đã mạnh đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho hoạt động sản xuất – Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong việc sản xuất và cung cấp dây và cáp điện. Không chỉ có vậy mà trong những năm qua Trần Phú cũng gặt hái rất nhiều thành công trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của Công ty ra thị trường nước ngoài.
Sau một thời gian thực tập tại phòng Vật tư xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú, em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích phù hợp với chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế của mình. Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của T.S Đàm Quang Vinh và các anh trong phòng. Em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú” làm đề tài cho cho chuyên đề thực tập chuyên ngành.
* Mục đích của đề tài này là: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện cho Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là:
- Làm rõ lí luận về mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm trên thị trường quốc tế.
- Phân tích thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Công ty.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Công ty Cơ Điện Trần Phú.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài chỉ nghiên cứu công tác mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2006.
Kết cấu của chuyên đề này như sau:
Chương I Lý luận chung về mở rộng thị trường xuất khẩu và sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chương II Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.
Chương III Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, em đã đề xuất một số giải pháp với Công ty và những kiến nghị với nhà nước mong muốn đóng góp được những giải pháp thiết thực, có tính khả thị nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho Công ty
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16