Mã tài liệu: 224600
Số trang: 70
Định dạng: doc
Dung lượng file: 440 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp bách của đề tài:
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung, lĩnh vực ngân hàng nói riêng ngày càng mạnh mẽ. Nếu không bắt nhịp với xu thế đó các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ không tồn tại trên thị trường hiện nay. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực vốn lớn, trang thiết bị kỹ thuật với công nghệ hiện đại, trình độ quản lý chuyên sâu cũng như phong cách làm việc nhanh chóng và hiệu quả đã và đang thu hút được không chỉ đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng công ty Nhà nước mà còn cả các DNVVN. Do vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước thử thách lớn để đứng vững trên thị trường và giữ thị phần tiềm năng trong nước.
DNVVN chiếm số đông trong tổng doanh nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay, số lượng DNVVN là 240000, chiếm 96% doanh nghiệp của cả nước. Với sự gia tăng liên tục về số lượng và hoạt động ngày càng hiệu quả, Các DNVVN được đánh giá là một trong những động lực chính thức đẩy nền kinh tế phát triển, khuyến khích quá trình tư nhân hóa và phát triển kỹ năng kinh doanh. Mặc dù với quy mô không lớn nhưng cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường. DNVVN đã giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế và đóng góp lớn vào GDP và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Chính vì vậy, các DNVVN không chỉ trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách mà còn là mối quan tâm chủ đạo đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi thiết lập đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng của ngân hàng mà nếu có sự quan tâm đầu tư đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho DNVVN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.
Vấn đề bất cập hiện nay, các DNVVN đang gặp phải rất nhiều khó khăn về vốn. Số DNVVN được vay vốn từ ngân hàng rất hạn chế (đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh) bởi một phần do bản thân doanh nghiệp và một phần từ phía ngân hàng. Trong 100 hồ sơ vay vốn tại ngân hàng ngẫu nhiên của các DNVVN thì chỉ có khoảng từ 35 – 40 hồ sơ có thể được chấp nhận cấp vốn. Như vậy, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của các DNVVN vẫn còn nhiều hạn chế.Nhu cầu về vốn của DNVVN rất lớn và không ngừng tăng lên mà các ngân hàng thì yêu cầu tài sản thế chấp cao, khiến DNVVN không đáp ứng được. Điều này không hề lợi cho cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có vốn để sản xuất kinh doanh và ngân hàng không mở rộng được thị phần, lợi nhuận cũng không cao, từ đó kéo theo nền kinh tế kém phát triển. Trước tình hình đó, buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải xây dựng chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng, xác định cho mình đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp để có những giải pháp nhằm không ngừng phát triển mối quan hệ với khách hàng, tạo uy tín trong lòng khách hàng.
Xuất phát từ thực trạng trên, sau một thời gian thực tập tại phòng giao dịch số 5 - Nguyễn Du - MB, và được tìm hiểu những chủ trương chính sách của MB. Bởi vậy, em đã chọn đề tài “Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu thực trạng từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như từ phía ngân hàng hiện nay để từ đó thấy được những hạn chế và nguyên nhân trong tín dụng đối với DNVVN.
Nghiên cứu những chỉ tiêu chung về khai thông nguồn vốn tín dụng đối với DNVVN, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động khai thông nguồn vốn tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng.
Cuối cùng, chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần khai thông nguồn vốn tín dụng cho các DNVVN tại MB.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng khai thông nguồn vốn tín dụng đối với DNVVN tại MB.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại MB trên địa bàn Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn như: Phương pháp tư duy biện chứng, suy luận logic và kết hợp phương pháp duy vật lịch sử sử dụng số liệu thực tế để luận giải thông qua các phương pháp : So sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích
5. Kết cấu của chuyên đề:
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại MHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN trên địa bàn Hà Nội tại MB từ năm 2006 đến năm 2008.
Chương 3: Giải pháp khai thông nguồn vốn tín dụng đối với DNVVN trên địa bàn Hà Nội tại MB.
Vì thời gian thực tập không nhiều và kiến thức thực tế còn hạn hẹp nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong sự đóng góp của thầy và các anh chị cán bộ phòng giao dịch số 5 - Nguyễn Du – MB cùng những ai quan tâm đến đề tài này để giúp cho chuyên đề được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTM 4
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHTM: 4
1.1. Khái niệm: 4
1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM: 4
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 8
2.1. Khái niệm về DNVVN: 8
2.2 Đặc điểm của DNVVN: 9
2.3 Nguồn vốn của DNVVN: 14
3. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNVVN: 16
3.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với DNVVN: 16
3.2. Các hình thức tín dụng đối với DNVVN: 17
3.3. Chính sách tín dụng đối với DNVVN: 26
3.4. Rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN: 28
CHƯƠNG 2: 32
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA NHTM 32
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 32
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHTMCP QUÂN ĐỘI - MB: 32
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 32
1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động. 33
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB: 39
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2008: 40
2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại MB: 40
2.2. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại MB: 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHAI THÔNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TẠI MB 51
1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MB TRONG THỜI GIAN TỚI: 51
2. GIẢI PHÁP KHAI THÔNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI MB: 55
2.1. Các giải pháp tăng trưởng tín dụng: 55
2.2. Các giải pháp phát triển chất lượng tín dụng: 58
3. KIẾN NGHỊ: 63
3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước: 63
KẾT LUẬN 70
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 17