Mã tài liệu: 277744
Số trang: 72
Định dạng: zip
Dung lượng file: 666 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với mỗi công ty thì để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần có vốn để hoạt động. Vốn là một nhân tố sản xuất quan trọng sống còn, quyết định đến sự thành bại của công ty. Vốn càng lớn thì tiềm lực của công ty càng lớn, nó tạo điều kiện cho công ty dễ dàng hơn trong các quyết định đầu tư, trong các dự án đầu tư mới như tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới…
Với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì với vị trí là một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện và cung ứng các thiết bị ngành điện thì đó là một vấn đề rất quan trọng. Vì công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động được bảy năm nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động như thị trường của công ty còn khá nhỏ bé, trong công ty các kế hoạch sản xuất, kế hoạch chung cho cả công ty còn chưa có hay đơn thuần đó chỉ là những bản kế hoạch được xây dựng trong ngắn hạn chưa có được sự nghiên cứu tỷ mỉ… Hay vấn đề nhân sự trong công ty khi mà công ty chưa có được đội ngũ nhân viên có trình độ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh… Nhưng đó chưa phải là vấn đề khó khăn nhất của công ty khi mà vấn đề khó khăn nhất của công ty chính là khả năng huy động vốn cho các hoạt động của mình. Vì nguồn vốn của công ty còn eo hẹp do vậy mà khả năng mở rộng thị trường bị hạn chế, khả năng trang bị máy móc thiết bị cũng bị giới hạn, chưa có được nguồn kinh phí cho công tác xây dựng kế hoạch… Sở dĩ công ty gặp nhiều khó khăn như vậy là do những nguyên nhân sau.
Vì công ty mới đi vào hoạt động lại là công ty có quy mô nhỏ do vậy mà doanh thu và lợi nhuận của công ty còn nhỏ điều này đã hạn chế khả năng tích luỹ vốn của công ty. Vì công ty muốn tích luỹ vốn từ nội bộ doanh nghiệp thì cần phải có được lợi nhuận lớn để có thể tích luỹ vốn. Trong khi đó thì lợi nhuận của công ty không phải chỉ được dùng vào việc tích luỹ vốn mà còn được dùng để chia cổ tức cho các cổ đông, lập các quỹ dự phòng… do vậy mà khả năng tích luỹ vốn từ phần lợi nhuận để lại của công ty là bị hạn chế.
Mặc dù công ty cũng có các kênh huy động vốn khác như đi vay tín dụng thương mại từ các đối tác. Mặc dù đây là một kênh huy động vốn hiệu quả nhưng nó lại bị hạn chế vì phụ thuộc vào quy mô vốn của công ty nên phần vốn mà công ty có thể huy động được từ đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động.
Một kênh huy động vốn khác mà công ty đã tiếp cận là vay tín dụng ngân hàng. Đây là một kênh huy động vốn có tiềm năng khi mà lượng vốn vay từ đây có thể có số lượng lớn nhưng nó lại chịu nhiều rằng buộc khi mà muốn vay được tiền từ ngân hàng hay các tổ chức tài chính thì phải đáp ứng được các điều kiện rằng buộc như có tài sản thế chấp hay hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải ổn định và có hiệu quả. Do vậy mà kênh huy động vốn này công ty tuy đã tiếp cận nhưng vẫn còn có nhiều rào cản.
Đó là những kênh huy động vốn mà công ty hiện nay đang tiếp cận. Mặc dù từ những kênh huy động vốn này mà công ty đã huy động được một số lượng vốn nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động trong công ty.
Qua tìm hiểu tại công ty và các công ty khác em thấy rằng công ty còn có thể tiếp cận được với nhiều kênh huy động vốn khác hay là mở rộng kênh huy động vốn hiện tại. Do vậy mà đề tài đi vào nghiên cứu các kênh huy động vốn khác mà công ty còn chưa tiếp cận nhằm tìm ra được kênh huy động vốn phù hợp với công ty.
2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài.
Vì đề tài này là nghiên cứu về các kênh khai thác huy động vốn mà công ty hiện đang tiếp cận cũng như những kênh huy động mà công ty vẫn còn bỏ ngỏ chưa tiếp cận vì vậy mà mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu làm rõ những kênh huy động vốn mà công ty hiện đang tiếp cận. Để từ đó đi sâu phân tích những thuận lợi của các kênh huy động vốn này. Vai trò của từng kênh trong hoạt hoạt động khai thác vốn của công ty nói chung, xem trong các kênh huy động vốn đó thì kênh nào là quan trọng nhất, huy động được nhiều vốn nhất để từ đó sẽ tìm ra được những bài học kinh nghiệm từ kênh huy động vốn đó và thêm vào đó còn tìm hiểu những khó khăn, nhược điểm của những kênh huy động hiện tại, xem các kênh huy động vốn hiện nay có những khó khăn gì trong việc huy động để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó để từ đó mà nâng cao được hiệu quả huy động vốn của các kênh huy động vốn cũng như là của hoạt động huy động huy động vốn nói chung của công ty. Thêm vào đó ngoài việc tìm hiểu nghiên cứu những kênh huy động vốn mà công ty đang áp dụng thì đề tài còn đi vào tìm hiểu nghiên cứu những kênh huy động vốn khác mà công ty vẫn còn chưa áp dụng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của từng kênh huy động vốn cũng như là tìm hiểu kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong việc áp dụng những kênh huy động vốn mà doanh nghiệp chưa áp dụng từ đó phân tích xem với điều kiện hiện tại của công ty thì nên áp dụng kênh huy động vốn nào là hợp lý nhất, phù hợp với công ty nhất. Có như vậy thì sau khi nghiên cứu xong đề tài mới có thể đề xuất với công ty phương án huy động vốn từ kênh mới là hiệu quả nhất, phù hợp nhất với công ty.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này là nó có những ý nghĩa sau đây. Thứ nhất là mong tìm ra được những bài học kinh nghiệm từ việc khai thác, huy động vốn của các công ty vừa và nhỏ để từ đó mà có thể tìm cách áp dụng những bài học kinh nghiệm đó vào công ty, xem kinh nghiệm nào là phù hợp với công ty nhất, là khả thi với công ty nhất, tránh thực trạng là cứ thấy một hoặc một số công ty khác áp dụng thành công một kênh huy động vốn mới, tạo ra được nhiều vốn cho công ty thì các công ty khác theo sau thấy thế mà áp dụng khi không có sự tìm hiểu nghiên cứu. Điều này là rất nguy hiểm vì điều kiện của các công ty là khác nhau, hoạt động trong những điều kiện khác nhau, trình độ của mỗi công ty là khác nhau cả về trình độ con người cũng như là trình độ công nghệ. Từ đó sẽ dẫn đến thất bại gây thiệt hại cho công ty. Vì vậy mà cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu phân tích trước khi áp dụng. Thứ hai là tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của các kênh huy động vốn hiện tại mà công ty đang áp dụng đề từ đó có những giải pháp để khác phục hay phát huy những điểm yếu điểm mạnh đó. Vì nhiều khi việc mở ra một kênh huy động vốn mới đối với công ty là chưa cần thiết khi mà ta chưa khai thác hết tiềm năng các kênh huy động vốn hiện tại điều đó sẽ gây lãng phí cho công ty vì vậy mà ta phải xem xét kỹ càng các kênh huy động vốn hiện tại của công ty đang áp dụng xem xét tìm hiểu những kênh huy động vốn này liệu đã thực sự khai thác hết tiềm năng hay chưa. Nếu thấy tiềm năng của kênh huy động vốn vẫn còn thì tại sao không tiếp tục khai thác, hoặc tìm hiểu xem tại sao ta chưa khai thác hết tiềm năng để từ đó đề ra những giải pháp để khai thác hết tiềm năng của những kênh huy động vốn này. Còn nếu sau khi xem xét thấy rằng các kênh huy động vốn hiện tại ta đã khai thác hết tiềm năng rồi không còn có thể mở rộng hơn được nữa thì từ đó ta mới có phương án cân nhắc xem xét đến việc mở ra một kênh huy động vốn mới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Trong đề tài này thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở đây sẽ là các phương pháp huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội và các công ty vừa và nhỏ khác để học hỏi và tham khảo. Bao gồm các kênh huy động vốn mà họ áp dụng, giải pháp để họ có thể thực hiện đối với từng kênh huy động vốn… Thêm vào đó cũng có thể tìm hiểu phương pháp huy động vốn của một số công ty lớn. Vì khi nghiên cứu phương pháp huy động vốn của các công ty vừa và nhỏ có cùng điều kiện về quy mô như của công ty mình thì từ đó sẽ dễ dàng hơn cho việc áp dụng các kinh nghiệm của những công ty này vào cho công ty mình, nó sẽ phù hợp hơn nhiều so với việc áp dụng kinh nghiệm từ các công ty lớn. Còn việc nghiên cứu những kênh huy động vốn của các công ty lớn cũng như những giải pháp mà họ áp dụng để thực hiện ở đây chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với công ty.
Phạm vi nghiên cứu ở đây là các công ty vừa và nhỏ trong khu vực thành phố Hà Nội. Vì hiện nay công ty đang hoạt động chủ yếu ở thị trường Hà Nội và một số tỉnh thành phía bắc, thêm vào đó thì do khó khăn trong quá trình nghiên cứu mà đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các công ty vừa và nhỏ trong phạm vi thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Ở đây do đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về những phương thức huy động vốn, các kênh huy động vốn mà các công ty vừa và nhỏ áp dụng do vậy mà phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là.
Phân tích những kênh huy động vốn mà công ty hiện nay đang áp dụng để từ đó tìm ra những thuận lợi khó khăn của những kênh huy động vốn này. Và còn phân tích những kênh huy động vốn khác mà công ty chưa áp dụng tìm ra những khó khăn thuận lợi của những kênh huy động vốn này.
Từ những phân tích đó mà có những đánh giá về những kênh huy động huy động vốn này xem các kênh huy động vốn này có ưu điểm và nhược điểm gì để từ đó có thể áp dụng vào công ty hay không.
Thêm vào đó còn sử dụng phương pháp điều tra thống kê những kinh nghiệm của các công ty vừa và nhỏ khác.
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được.
Với đề tài nghiên cứu này kết quả dự kiến đạt được sẽ là tìm ra được một, một số kênh huy động vốn mới phù hợp với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội. Và từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý để có thể áp dụng thành công các kênh huy động vốn mới này.
6. Bố cục đề tài.
Bài viết được chia thành ba phần.
Phần một: Giới thiệu chung về đề tài.
Phần hai: Nội dung đề tài
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về vốn trong hoạt động của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.
Chương III: Những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội.
Phần ba: Kết luận và kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 232
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16