Mã tài liệu: 285386
Số trang: 44
Định dạng: zip
Dung lượng file: 369 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và hội nhập phát triển kinh tế được xem là mục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc gia. Điều đó được thể hiện bằng sự phát triển thông qua hợp tác cùng phát triển của mỗi nước trong các khu vực và trên toàn thế giới để cùng hướng đến những mục tiêu chiến lược lâu dài. Với xu thế đó, đất nước ta cùng với chính sách mở cửa đã cho thấy ưu thế của một quốc gia thu hút đầu tư của nước ngoài hết sức lý tưởng và đạt được nhiều thành quả đáng mong đợi. Trong đó, thành công bước đầu phải kể đến các dự án đầu tư phát triển dài hạn mang tính nhân văn nhằm phát triển con người, đặc biệt với đặc thù địa lý và con người nước ta thì việc các dự án được triển khai thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và đầm phá là rất cần thiết và quan trọng.
Trong thời gian những năm trở lại đây, hòa chung với sự phát triển và tạo ra bước tiến mới trong kinh tế xã hội, Thừa Thiên Huế nổi lên với việc thu hút các dự án đầu tư, trong đó có vùng đầm phá Tam Giang với diện tích lớn nhất Đông Nam Á là nơi lý tưởng để các dự án thực hiện có tính lâu dài và chiến lược toàn diện.
Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp giáp với huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và thành phố Huế, với diện tích tự nhiên 280,31 km2, dân số là 178.968 người, mật độ dân số bình quân 627 người/ km2 bao gồm 19 xã và một thị trấn là thị trấn Thuận An, huyện lỵ được đặt tại Phú Đa. Phú Vang có bờ biển dài trên 35km, hệ thống đầm phá rộng khoảng 7400 ha. Trong 19 xã thuộc huyện Phú Vang có 13 xã và thị trấn Thuận An tiếp giáp với đầm phá.
(Nguồn: báo cáo chính quyền xã Phú Đa)
Đây cũng là một lợi thế đồng thời cũng đem lại những khó khăn nhất định về dân sinh kinh tế và môi trường cho địa phương.
Phá Tam Giang với diện tích được xem là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á với diện tích với vô vàn sinh vật hết sức phong phú. Nơi đây có hệ sinh vật biển và nguồn lợi phong phú được xem là nguồn sống chủ yếu của người dân quanh khu vực. Hàng năm đầm đã đưa lại thu nhập không chỉ cho các hộ dân xung quanh mà còn cho các vùng lân cận, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên trên thực tế, việc tận dụng hiệu quả từ các nguồn lợi tự nhiên trên đầm phá chưa được người dân phát huy đúng hiệu quả. Một mặt xuất phát từ tính chất ngư nghiệp bán chuyên nghiệp của người dân, mặt khác do trình độ và nhận thức của người dân trong việc khai thác chưa cao cùng với việc sử dụng và đánh bắt bằng các biện pháp trái phép đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trên phá, gây thiệt hại và ảnh hưởng lâu dài về sau.Trước tình hình trên, trong nhiều năm trở lại đây, các chương trình và mục tiêu quốc gia nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng đang tập trung vào cải tạo và khai thác có hiểu quả và lâu dài của đầm phá Tam Giang, trong đó nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân là chủ yếu nhằm trang bị cho người dân chiến lược sinh kế bền vững và lâu dài qua việc sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lục có liên quan. Đặc biệt sự can thiệp từ các dự án của nước ngoài không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực mà còn nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân nói chung và người phụ nữ đầm phá nói riêng.
Trong số các dự án đang thực hiện phải kể đến dự án “đồng quản lý tài nguyên: thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em” đang được Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế triển khai thực hiện tại 5 xã của huyện Phú Vang. Dự án đã có tác động rất lớn trên tất cả các mặt của đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân, nhất là đối với phụ nữ. Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung của môi trường đầm phá ô nhiễm và nguồn tài nguyên cạn kiệt, phụ nữ và trẻ em ở khu vực đầm phá còn phải đối mặt với sự bất bình đẳng. Vị thế của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội thấp hơn so với nam giới. Mặc dù tỷ lệ hai giới trong lực lượng lao động ngang nhau, nhưng nghề nghiệp khác nhau. Theo Cục thống kê lao động thì phụ nữ có phạm vi công việc tương đối nhỏ chẳng hạn như bủa lưới, làm thuê, buôn bán hoặc ở nhà chăm sóc con cái. Trong khi đó nam giới có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau, những công việc mà nam giới thường làm cho thu nhập cao hơn so với nữ giới. Chính vì thế nam giới thường có khuynh hướng làm những nghề nghiệp có khả năng nâng cao vị thế của họ trong gia đình, đồng thời nghề nghiệp và thu nhập cho phép họ có quyền lực hơn trong gia đinh. Trong khi đó phụ nữ chủ yếu làm những công việc mang lại thu nhập thấp nên chưa có vị thế xứng đáng trong gia đình. Do vậy, công việc ngoài xã hội xưa nay do nam giới đảm nhận, vì thế công việc nội trợ - chăm sóc nhà cửa, con cái được xác định là công việc của phái nữ. Sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động sản xuất vẫn chưa mang lại thay đổi tích cực về vai trò, trách nhiệm của họ trong gia đình. Ngoài ra, trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Tỷ lệ phụ nữ ở nơi đây biết đọc và viết rất thấp. Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị thế của họ trong gia đình cũng như trong cộng đồng chưa cao. Hầu như không ai lắng nghe tiếng nói của họ và ý kiến của họ thường được xem là thứ yếu. Chính vì vậy, phụ nữ ít được quyền kiểm soát và ra quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội, đặc biệt những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của họ.
Trên địa bàn xã Phú Đa có 01 thôn định cư được thành lập vào năm 1985, nằm giữa địa bàn thôn Lương Viện và Viễn Trình. Thôn có 150 hộ, trong đó có 48 hộ nghèo và hiện tại vẫn còn 07 hộ đang sống trên đò. Trên thực tế, khu định cư đã có khung cấp hành chính nhưng chưa được công nhận là thôn. Trong 150 hộ thì có 20 hộ là tham gia nuôi trồng, còn lại là đánh bắt thuỷ sản
(Nguồn:báo cáo của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế.
Chi hội phụ nữ thôn đã được thành lập và có nhiều hoạt động bổ ích. Trong thời gian qua, chi hội đã tham gia những hoạt động phong trào như: đóng góp hội phí, quỹ hội, tự nguyện giúp đỡ những chị em gặp khó khăn, ngoài ra chi hội cũng còn là nơi để triển khai chủ trương từ xã như: quỹ tiết kiệm, bình đẳng giới, kế hoạch hoá gia đình, các phong trào thi đua, vay vốn xoá đói giảm nghèo.
Để tìm hiểu tính hiệu quả thực tế và những nhận định mang tính khách quan, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ”
(Nghiên cứu trường hợp đối với hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ tại thôn TĐC Lương Viện, xã Phú Đa-Huyện Phú Vang-Tỉnh TT Huế)
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, người dân đầm phá đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, có nhiều nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề lớn và quan trọng đến đời sống của cộng đồng ngư dân ven đầm phá. Trong đó bao gồm các công việc khai thác đánh bắt và tận dụng các nguồn lực tự nhiên tại vùng đầm phá được thiên nhên ưu đãu này, và quan trong hơn phải kể đến năng lực, nhận thức và hiểu biết của người dân đầm phá trong đời sống xã hội. Một mặt, người dân nơi đây vốn đã quen với cuộc sống ngư nghiệp, đặc trưng và tính chất nghề nghiệp cho họ những kinh nghiệm về thiên nhiên quý báu, nhưng nhận thức và hiểu biết của một bộ phận dân cư đang thực sự yếu, cả về trình độ và nhận thức. Trước đây, rất nhiều làng nổi sống trên phá Tam Giang, cuộc sống trôi nổi trên phá khiến người dân không biết tiếp xúc với đất liền và cuộc sống trên cạn. cuộc sống qua ngày làm cho họ mất đi các quyền lợi cơ bản và các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, bạo lực gia đình…vẫn xảy ra thường xuyên. Tất cả những vấn đề trên là tiêu điểm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như việc đưa ra các chính sách nhằm cải thiện sinh kế cho những người dân đang sống trôi nổi nơi đây. Nỗ lực của các bên liên quan và người dân đã giúp người dân các xã của huyện Phú Vang có được nơi tái định cư lâu bền để ổn định cuộc sống.
Những vấn đề sau khi đưa các hộ dân lên bờ tái định cư là tiêu điểm quan tâm nóng bỏng không chỉ đối với các nhà báo mà còn cho các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các thông tin có liên quan đến các hộ dân tái định cư tại huyện Phú Vang luôn được đăng trên các trang của báo điện tử như www.vietnamnet.vn; www.dantri.com...phản ánh cuộc sống khó khăn như về điều kiện nhà ở, về cuộc sống mới, về môi trường và năng lực nhận thức hiểu biết của người dân sau khi lên bờ.
Thông qua việc tổng hợp và thu thập một số bài báo và báo cáo, có thể nêu lên một vài đặc điểm liên quan đến vấn đề như sau:
Mặc dù được cấp đất và hổ trợ một phấn vốn để xấy dụng nhà cửa và các công trình phụ, song có thể nói người dân sau khi tái định cư đã gặp rất nhiều khó khăn. Họ thiếu thốn tất cả mọi thứ cần phải có khi sông trên đất liền
Sau khi lên bờ, người dân vẫn tiếp tục kiếm sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng, cho nên vấn đề đi lại và chủ động về thời gian là bị hạn chế.
Bên cạnh đó, vấn đề văn hóa, hiểu biết, trình độ nhận thức của người dân về các khía cạnh của đời sống xã hội đang như bị cách ly với người dân ngay từ ban đầu.
Thực tế đó đã cho thấy nhu cầu cần thiết phải nâng cao và hỗ trợ cho người dân tái định cư về các kiến thức là quan trong như thế nào. Các công tác tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực của chính quyền địa phương, chính quyền xã, tỉnh và trung ương đều tập trung quan tâm, và điều đó đã trở thành tiêu điểm trong thời gian qua.
Trên thực tế, các báo cáo đó tập trung đánh giá vào các đối tượng chung chung, và triển khai rộng trên tất cả các lĩnh vực mà chưa chú ý tập trung vào một đối tượng nhất định, nhất là nhóm những người dễ bị tổn thương như phụ nữ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ của dự án, qua đó để đưa ra một số ý kiến mang tính góp ý khách quan nhằm xây dựng dự án phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng cũng như những giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu những nội dung trong chương trình tập huấn về hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ của dự án.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức, năng lực và những hiểu biết của phụ nữ trước và sau khi có dự án thực hiện tại thôn TĐC xã Phú Đa.
- Đánh giá tính hiệu quả của chương trình tập huấn nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án.
- Từ thực tế để đưa ra những nhận định khách quan và giải pháp.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về hợp phần nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ tại thôn định cư Lương Viện, xã Phú Đa, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Cán bộ dự án, chính quyền
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Không gian: Thôn định cư Lương Viện, xã Phú Đa-Huyện Phú Vang-Tỉnh TT Huế.
4.3.2. Thời gian: Từ tháng 02/2011 đến tháng 04/2011
4.3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu để tìm hiểu và đánh giá nội dung và tính hiệu quả trong khi dự án đang thực hiện, do đó chỉ đi sâu đánh giá những hiệu quả hiện thời chứ không bao trùm cả nghiên cứu về sau của dự án. Qua đó để đưa ra một số ý kiến mang tính góp ý khách quan nhằm xây dựng dự án phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng cũng như những giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Các nội dung tập huấn trong hợp phần của dự án có nội dung rất phong phú và đa dạng.
- Tính hiệu quả được thể hiện thông qua năng lực, nhận thức và hiểu biết của phụ nữ trên nhiều khía cạnh trong cuộc sống.
- Có sự thay đổi nhất định theo từng giai đoạn của cả cơ quan thực hiện dự án và người dân để nâng cao hiệu quả của dự án.
- Các yếu tố như con người, khu vực địa lý, văn hóa và phong tục tập quán có và cán bộ tập huấn có ảnh hưởng nhất định đến tính hiệu quả của các buổi tập huấn của dự án dành cho phụ nữ.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nội dung trong chương trình tập huấn cho phụ nữ của dự án là gi?
- Nhận thức và năng lực của phụ nữ trước khi có dự án: hiểu biết về đời sống, về xâ hội, về làm ăn kinh tế, về sức khỏe sinh sản, bạo lực gia đình…?
- Những thay đổi sau khi dự án thực hiện?
- khó khăn, thuận lợi của người thực hiện dự án là gi?
- Khó khăn, thuận lợi của người dân mà đặc biệt là phụ nữ là gi?
- Thích nghi và ứng phó của hai bên như thế nào?
- Thái độ và phản ứng của người dân?
- Sự tham gia của người phụ nữ trong các buổi tập huấn và trong quá trình dự án thực hiện?
- Người dân có nguyện vọng gì và chiến lược thích nghi của dự án như thế nào?
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là sự vận dụng các quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời vận dụng một số khái niệm, phạm trù và lý thuyết xã hội học phù hợp và hướng tiếp cận nghiên cứu giám sát đánh giá để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Với đề tài này tôi đã tiến hành thu thập thông tin thông qua việc phân tích tài liệu thứ cấp: báo cáo có liên quan( các công văn, chỉ thị các văn bản và quyết định có liên quan đến dự án. Các báo cáo thực địa của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn…)
Với các dữ liệu thu thập được tiến hành phân tich tài liệu và làm cơ sở cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu
7.2.2. Phương pháp quan sát
Để tiến hành thực hiện đề tài, chúng tôi đã thực hiện nhiều cuộc quan sát, cả tham dự và không tham dự với sự hổ trợ của các dụng cụ kỷ thuật để ghi lại tất cả làm cơ sở dữ liệu phân tích đánh giá
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi tiến hành thực hiện phỏng vấn sâu 10 người, trên cơ sở đó đi sâu tìm hiểu vấn đề và làm cơ sở phân tích nghiên cứu. Cuộc phỏng vấn được thực hiện dựa trên bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu được thiết kế sẵn câu hỏi và đối tượng.
8. Khung lý thuyết
9. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
9.1. Ý nghĩa lý luận
Việc tiến hành tìm hiểu, đánh giá, phân tích các khía cạnh và các vấn đề trong đời sống xã hội là một lĩnh vực của xã hội học. trong đó “Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án “đồng quản lý tài nguyên:thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và trẻ em” nhằm đẻ thấy được tính hiểu quả, tích cực cũng như những tồn tại mà các buổi tập huấn của dự án mang lại.
Trả lời một số câu hỏi : người dân tại địa bàn đang thực sự cần gì? Tại sao lại cần có các buổi tập huấn để nâng cao năng lực? tính hiệu quả và những tác động mà các buổi tập huấn mang lại? mối quan hệ giữa cán bộ tập huấn và người dân như thế nào?...là những yêu cầu có tính khoa học và thiết thực. Bên cạnh đó đánh giá vai trò và tầm quan trọng của dự án và những thay đổi của người dân trước và sau khi có dự án thực hiện.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thực hiện là một nghiên cứu có tính đánh giá tính hiệu quả thông qua tìm hiểu thực tế tại địa bàn mà dự án đang thực hiện. Qua đó để thấy được những nhu cầu của người dân cũng như mục đích và tính chất, hiệu quả và tác động mà các buổi tập huấn dự án mang lại cho người phụ nữ.
Thông qua đó cũng mạnh dạn đưa ra những góp ý và giải pháp để dự án tham khảo.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 8
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16