Mã tài liệu: 126425
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Trong bất kỳ xã hội nào, con người cũng phải tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Thu nhập là động lực của người lao động từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Giảm thiểu được bất bình đẳng giới trong thu nhập và tiến tới đảm bảo được bình đẳng không chỉ góp phần giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, lành mạnh thị trường lao động mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù họ cùng làm một việc và năng suất lao động như nhau. Phân tích bất bình đẳng giới trong thu nhập là quá trình phân tích các yếu tố tác động đến khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ nhằm mục đích là: đảm bảo các lợi ích phát triển và các nguồn lực được sử dụng và phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho cả nam giới và nữ giới. Đồng thời lường trước và hạn chế được các tác động tiêu cực mà quá trình phát triển có thể xảy đến với phụ nữ hoặc trong mối quan hệ giới. Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo đói vừa là cản trở lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trên thực tế, tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập xảy ra ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết bắt nguồn từ những quan niệm truyền thống và những định kiến xã hội. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Sự phân công lao động nam nữ trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động, vị trí công việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt làm ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt trong thu nhập. Ngoài ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như: thị trường, nguồn vốn..., điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của họ
Kết cấu của đề tài:
Chương I. Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam và một số khái niệm liên quan
Chương II. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách tiền lương ở Việt Nam
Chương III. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới về thu nhập
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1147
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 800
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1093
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16