Mã tài liệu: 220068
Số trang: 262
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,455 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
GIỚI THIỆU
Khởi đầu của nghiên cứu này được bắt đầu từ năm 2002 khi cuộc Điều tra Tiếp cận Nguồn lực của
hộ gia đình (VARHS) lần đầu tiên được triển khai tại các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam và
Long An (Mekong, 2004). VARHS02 đã điều tra 932 hộ gia đình, đây là những hộ đã được điều tra
tại VHLSS02. Mục tiêu cơ bản đằng sau của VARHS02 là giúp hiểu rõ về mặt định lượng tiếp cận
nguồn lực của hộ gia đình nông thôn. Câu hỏi trước tiên được đặt ra là hộ gia đình đang đối mặt với
những cản trở gì và ở mức độ như thế nào trong tiếp cận nguồn lực. Điều tra VARHS02 được thiết
kế để bổ sung cho điều tra quy mô lớn do Tổng cục Thống kê thực hiện đó là VHLSS được thực
hiện 2 năm một lần. VARHS02 nhằm bổ sung thêm thông tin cần thiết cho mục tiêu nghiên cứu từ
932 hộ gia đình, đây chính là những hộ đã hoàn thành bảng câu hỏi điều tra của Tổng cục Thống kê
về thu nhập và chi tiêu trong 6 tháng đầu năm 2002.
Ý tưởng chính đằng sau VARHS02 lúc đó là do khi đó VHLSS không cung cấp đủ thông tin cơ bản
cần thiết để hiểu rõ các vấn đề phức tạp đang nổi lên về đặc điểm của thị trường đất đai, lao động và
vốn. Rất hiếm những thông tin về tiếp cận của hộ gia đình tới các thị trường này (đặc biệt là hộ gia
đình nông thôn), và chính việc thiếu những thông tin đó đã thu hút sự quan tâm xét về việc phát
triển đúng đắn thể chế thị trường là điều kiện tiên quyết để Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Sự cần thiết này vẫn không thay đổi trong quá trình thiết kế VARHS06 là cuộc điều tra tiếp nối của
VARHS02. Ví dụ, để thị trường đất đai và thị trường tín dụng hoạt động hiệu quả hơn vẫn là vấn đề
chính và không giảm tầm quan trọng để duy trì sự phát triển khu vực tư nhân Việt Nam ngày nay so
với năm 2002. Nếu không tính các vấn đề khác thì điều này ngụ ý rằng cần phải hiểu rõ hơn vai trò
của thị trường đất đai cả về mặt đã làm và chưa làm được trong việc phân bổ nguồn lực đất đai cho
khu vực nông nghiệp bao gồm cả các ảnh hưởng tích cực của việc giao đất ổn định đối với khuyến
khích đầu tư vào nông nghiệp. Tương tự, được thể hiện trong thiết kế và trình bày, cần đào sâu
nghiên cứu mức độ giao dịch của thị trường đất đai, liệu rằng việc thuê và chuyển nhượng quyền sử
dụng đất thực sự đi vào hoạt động và phát huy tác dụng. Một ví dụ nữa về vấn đề đất đai đó là tác
động của các điều khoản hợp đồng về đất có thực sự hiệu lực và hiệu quả (ví dụ hợp đồng trả tiền
thuê cố định so với hợp đồng trả bằng nông sản thu hoạch).
Một ví dụ nữa về sự cần thiết phải bổ sung thông tin, số liệu là về sự hoạt động của thị trường tín
dụng nông thôn và mức độ cản trở của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp. Nghiên cứu sâu
những vấn đề này (với góc độ hoàn thiện việc ra quyết định) trước tiên đòi hỏi phải có số liệu về
khối lượng tín dụng mà nông dân thực sự đã vay, nhưng cũng cần phải biết số liệu về dự án đầu tư
không thực hiện được do thiếu tín dụng cũng như về các khoản chi tiêu cho tiêu dùng mà hộ không
trang trải được. Trong điều kiện khó khăn đó, nếu không tiếp cận được với tín dụng tiêu dùng thì có
bằng chứng cho thấy nông dân phải viện đến lựa chọn đắt đỏ hơn, chẳng hạn như phải bán tư liệu
sản xuất của gia đình. Nếu thị trường tín dụng không hoạt động một cách đúng đắn thì nông dân
không thể mua lại tài sản đã mất trước đó, hậu quả họ đã đói nghèo còn trở nên đói nghèo hơn, điều
đó gợi ý rằng thị trường tín dụng không hoàn hảo sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực về tiêu dùng
và tình trạng đói nghèo. Nói một cách khác, ở đây có sự tương tác giữa phát triển thị trường, thể chế
và đói nghèo cần được quan tâm nghiên cứu.
Ví dụ thứ ba, đây là vấn đề đã được nhất trí ngay từ khi thiết kế đó là tiếp tục thu thập thông tin và
số liệu về các vấn đề liên quan đến tình trạng manh mún đất đai. Để làm được điều này cần phải thu
thập thông tin của từng mảnh đất. VARHS06 được thiết kế đặc biệt để thu thập những loại thông tin
này, nhờ đó cung cấp thông tin chi tiết để hiểu rõ hơn về sản xuất nông nghiệp mà trước đây không
có được. Điều tra lần này còn cho phép tìm hiểu các vấn đề liên quan chéo như vai trò của giới và
đói nghèo trong tham gia thị trường lao động, sản xuất nông nghiệp và tiếp thị, tiếp cận tín dụng, rủi
ro và tiếp cận thông tin. Cơ sở dữ liệu còn được thiết kế để phân tích thêm các vấn đề vai trò của
người dân tộc thiểu số.
Mục lục
Danh mục các Hình . 5
Danh mục các Bảng 6
Các chữ viết tắt . 7
Lời nói đầu 8
Lời cảm ơn 8
GIỚI THIỆU . 10
1. ĐẶC ĐIỂM CÁC HỘ ĐƯỢC KHẢO SÁT . 13
2. THAM GIA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO THU NHẬP 21
2.1. Các hoạt động tạo thu nhập 22
2.2. Đa dạng hóa . 25
2.3. Tầm quan trọng của sự phân bố thời gian lao động cho từng loại hoạt động đối với vấn đề
tạo thu nhập . 29
2.3.1. Sự phân chia thời gian cho các hoạt động lao động của hộ 29
2.3.2. Tầm quan trọng của lao động và thu nhập 31
2.4. Kết luận 33
3. ĐẤT ĐAI: ĐẶC ĐIỂM, SỬ DỤNG ĐẤT, ĐẦU TƯ VÀ THỊ TRƯỜNG 34
3.1. Sự phân bổ và chia đất thành mảnh . 36
3.2. Tình trạng Sổ Đỏ 43
3.3. Sử dụng đất 46
3.4. Đầu tư vào đất 50
3.5. Thị trường đất 54
3.6. Kết luận 59
4. ĐẦU VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY . 60
4.1. Đầu vào cho sản xuất nông nghiệp 61
4.2. Thị trường đầu vào và đầu ra . 64
4.2.1. Khoảng cách thương mại 64
4.2.2. Cung đầu vào và cầu đầu ra 66
4.2.3. Khả năng tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra . 68
4.3. Kết luận 71
5. TÍN DỤNG . 71
5.1. Thị trường tín dụng nông thôn . 72
5.2. Các nguồn và điều kiện vay . 73
5.3. Tiếp cận, chi phí và sử dụng tín dụng 81
5.4. Các hộ bị từ chối và tự hạn chế mình . 87
5.5. Kết luận 89
6. QUẢN LÝ RỦI RO . .901
6.1. Những rủi ro và xử lý rủi ro 901
6.2. Bảo hiểm chính thức 967
6.3. Vốn xã hội 1012
6.4. Các kết luận và ý nghĩa 1034
7. TIẾP CẬN THÔNG TIN 10405
7.1. Tiếp cận các nguồn thông tin chung 105
7.1.1. Tiếp cận báo chí 105
7.2. Tiếp cận internet . 106
7.3. Các nguồn thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp 107
7.3.1. Các nguồn thông tin chính phục vụ sản xuất nông nghiệp . 107
7.3.2. Các hoạt động dịch vụ khuyến nông . 108
7.3.3. Các hộ đến gặp tổ chức khuyến nông: 108
7.3.4. Các cuộc viếng thăm hộ của các tổ chức khuyến nông: . 110
7.3.5. Đánh giá của hộ về các hoạt động khuyến nông . 110
7.4. Các nguồn thông tin về thay đổi chính sách 110
7.5. Trình độ hiểu biết của hộ về Luật đất đai 2003 . 111
7.5.1. Các hoạt động triển khai để tuyên truyền về Luật Đất đai 2003 . 111
7.5.2. Số hộ gia đình có biết về Luật Đất đai 2003 . 112
7.5.3. Trình độ hiểu biết của hộ về Luật đất đai 2003 113
7.6. Kết luận 114
8. KẾT LUẬN . 114
Phụ lục bảng biểu 117
Tài liệu tham khảo . 12
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 148
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 205
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 193
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 262
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 18