Mã tài liệu: 207
Số trang: 53
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu
Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Mặc dù thời gian vừa qua ngành chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ các yếu tố như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, bệnh dịch nhưng chỉ trong quý 1 năm 2010, du lịch toàn cầu đã có mức tăng trưởng khoảng 7%. Không chỉ mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế, ngành du lịch còn tạo ra rất nhiều việc làm và cơ hội thu nhập cho người lao động.
Du lịch được đánh giá là một trong các thế mạnh của Việt Nam, là một trong những ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước nhận định là có tiềm năng phát triển và được kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư. Du lịch không chỉ giúp thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước mà nó còn tạo ra nhiều công ăn việc làm và hỗ trợ cho các ngành sản xuất địa phương phát triển.
Du lịch phát triển đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp tại Việt Nam phải kinh doanh du lịch một cách chuyên nghiệp hơn, phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm du lịch chúng ta đang cung cấp. Một yếu tố quan trọng khi kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng là phải đặc biệt chú ý tới chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ tốt giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hơn, khách hàng cảm thấy hài lòng hơn và từ đó lợi thế cạnh tranh của khách sạn cũng được nâng lên. Điều gì giúp xây dựng một chất lượng dịch vụ tốt? Câu trả lời cho câu hỏi này không hề đơn giản. Một trong các yếu tố cần quan tâm đến, thậm chí được đặt lên hàng đầu là người nhân viên, những người trực tiếp tham gia vào việc sản xuất và cung ứng dịch vụ, họ quyết định chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Những người nhân viên phải nắm vững công việc của mình, nắm vững được mục tiêu, chiến lược của công ty, hăng hái làm việc và phối hợp với các nhân viên khác một cách nhịp nhàng thì mới có thể tạo ra được một sản phẩm tốt. Có nhiều phương pháp để các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đạt được điều này. Một trong số đó là áp dụng marketing nội bộ.
Từ những kiến thức đã thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu, em thấy rằng áp dụng marketing nội bộ vào doanh nghiệp kinh doanh khách sạn để nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao kết quả kinh doanh của khách sạn là một đề tài cấp thiết và hoàn toàn phù hợp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 2149
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 1526
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1364
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1809
⬇ Lượt tải: 25