Mã tài liệu: 128204
Số trang: 109
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế của nước ta trong những năm qua đã có một bước phát triển vượt bậc và tương đối toàn diện. Trong quá trình phát triển đó, cùng với các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp tư nhân đã được pháp luật thừa nhận và phát triển mạnh, rộng khắp trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần đây khi Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực (1/1/2000) thì doanh nghiệp tư nhân càng phát triển mạnh mẽ hơn cả về quy mô và tốc độ. Ngành du lịch cũng là một ngành được các doanh nghiệp tư nhân quan tâm đầu tư phát triển với nhịp độ cao và chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch đã góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội vào hoạt động kinh doanh du lịch, tạo thêm việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách cho nhà nước.
Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn. Do có những ưu thế về địa lý tự nhiên như bãi biển đẹp, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử... nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tư nhân quan tâm đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch và đã tạo ra một nguồn thu to lớn cho ngân sách tỉnh nhà, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, góp phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch ở tỉnh Thanh Hóa đã và đang gặp phải không ít những khó khăn, hạn chế. Do chưa có những hình thức tổ chức hợp lý nên hoạt động kinh doanh du lịch tư nhân còn mang nặng tính tự phát và ở một số nơi các doanh nghiệp tư nhân còn hoạt động mang tính thời vụ, chụp giật. Việc đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân cho việc xây dựng các cảnh quan, các giá trị văn hóa, nơi vui chơi giải trí, cũng như tạo sự hấp dẫn độc đáo của các sản phẩm du lịch còn thiếu tính đồng bộ; chất lượng các dịch vụ còn hạn chế. Cơ chế chính sách đối với sự mở rộng và phát triển doanh nghiệp tư nhân còn nhiều mặt bất cập. Tình hình an ninh trật tự trong các hoạt động dịch vụ du lịch còn có nhiều biểu hiện chưa tốt. Tất cả những điều đó đang làm giảm vai trò, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển ngành du lịch Thanh Hóa. Nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác phục vụ nhu cầu của xã hội, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân ngành du lịch vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân tỉnh Thanh Hóa còn khiêm tốn.
Kết cấu đề tài:
Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương 2
Thực trạng doanh nghiệp tư nhân
Chương 3
Các phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 13906
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 788
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 970
⬇ Lượt tải: 16