Mã tài liệu: 21121
Số trang: 133
Định dạng: docx
Dung lượng file: 720 Kb
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống dần được nâng cao, nhu cầu của con người từ chỗ đủ ăn và mặc ấm đến ăn ngon-mặc đẹp. Theo thời gian nó không chỉ dừng lại để thoả mãn nhu cầu về vật chất mà con người còn có mong muốn thoả mãn ngày càng cao nhu cầu về tinh thần. Đó là những nhu cầu thoát ra khỏi cuộc sống thường nhật của công việc, gia đình và xã hội... Con người mong muốn có thời gian để vui chơi, giải trí, được hít thở bầu không khí trong lành-mới lạ, được tìm hiểu-học hỏi và trải nghiệm... Một chuyến đi xa hay một cuộc du lịch được coi là một giải pháp lý tưởng.
Thực vậy, du lịch trở nên một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Ngày nay, mức độ phát triển, khá giả của đời sống không chỉ đo đếm bằng con số các tiện nghi vật chất mà còn ở việc con người đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu có thêm được bao nhiêu vốn sống của mình. Nếu như năm 1960, số khách đi du lịch quốc tế toàn Thế giới mới chỉ là 69 triệu người thì năm 1990 con số này là 385 triệu người. Dự báo trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng lên: 661 triệu vào năm 2000; 1937 triệu vào năm 2010 (theo WTO).
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục tiêu của rất nhiều quốc gia. Bởi du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà bên cạnh đó nó còn là thông điệp của tình hữu nghị hoà bình và sự hợp tác giữa các quốc gia... Và cũng giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào, muốn phát triển mỗi cấp ngành có liên quan sẽ có những mối quan tâm khác nhau. Đối với ngành công nghiệp du lịch điều quan tâm hàng đầu của chúng ta vẫn là khách du lịch.
Khách du lịch là vấn đề cốt lõi nhất trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của ngành du lịch nói chung và các hãng lữ hành nói riêng. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách du lịch là trung tâm là cơ sở và là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bởi khách hàng là thượng đế; chúng ta bán những gì mà khách hàng cần, không bán những gì mà mình có. Thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nghĩa là chúng ta đã thành công.
Trong những năm vừa qua, lượng khách du lịch Pháp đến Việt Nam có phần gia tăng, tuy nhiên so với tổng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì tỉ lệ này giảm dần: 12,3% (năm 1993); 12,4% (năm 1994); 10,2% (năm 1995); 5,5% (năm 1996); 4,8% (năm 1997); 5,5% (năm 1998) và 4,8% (năm 1999) (Theo Thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam). Trung bình hàng năm Việt Nam đón được 0,05% lượt khách Pháp đi du lịch nước ngoài. Điều này chưa tương xứng tiềm năng du lịch 2 nước. Do vậy việc duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch Pháp là rất quan trọng đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội nói riêng. Với tư cách là một đơn vị lữ hành giàu kinh nghiệm trong quá trình đón và phục vụ du khách Pháp, Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội có đủ điều kiện và khả năng trong việc khai thác thị trường Pháp tương xứng với tiềm năng của thị trường này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 1350
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 276
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 16