Mã tài liệu: 94006
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file: 3,259 Kb
Chuyên mục: Quản trị dự án
Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia. Việt Nam cũng hiện đang phải đối mặt với thách thức của an ninh năng lượng khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu nguồn điện cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng luôn ở mức cao. Điều này dẫn tới tình trạng ngành điện phải cắt điện luân phiên và nhập khẩu điện từ Trung Quốc trong thời gian gần đây. Nhiệt điện và thủy điện chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam nhưng hai nguồn năng lượng này kéo theo nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường (nhiệt điện) và các vấn đề xã hội, di cư, mất đất canh tác (thủy điện). Do đó, vấn đề đa dạng hóa các nguồn năng lượng nhằm tăng cường sản lượng điện và giảm thiểu rủi ro là rất cấp bách. Một điều đáng lưu ý là trong hàng loạt giải pháp phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế (như nhập khẩu điện, phát triển thủy điện, hay điện hạt nhân), dường như Việt Nam còn bỏ quên điện gió, một nguồn điện mà trong mấy năm trở lại đây có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường điện thế giới, hơn nữa giá thành ngày càng rẻ và rất thân thiện với môi trường.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tiềm năng điện gió ở Việt Nam là lớn nhất Đông Nam Á. Trong đó, một số vùng hải đảo và duyên hải miền Trung có vận tốc gió lớn và thuận lợi về mặt địa hình để có thể xây dựng các nhà máy phong điện.
Nhiều nhà đầu tư ngần ngại trong việc đầu tư sản xuất điện gió do e ngại tính chất phức tạp khó khăn về công nghệ, và lợi nhuận thấp hơn so với các lĩnh vực năng lượng khác. Vì vậy, Cơ chế phát triển sạch là cơ hội tăng sự hấp dẫn về mặt tài chính cho các dự án phong điện, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp đầu tư và cho kinh tế, môi trường, xã hội địa phương và quốc gia.
Nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án phong điện kết hợp với Cơ chế phát triển sạch và xem xét khả năng ứng dụng trên qui mô rộng của các dự án phong điện, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Phong điện 1 – Bình Thuận theo cơ chế phát triển sạch”.
Nội dung của chuyên đề bao gồm:
Chương I : Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phân tích hiệu quả dự án phong điện
Chương II : Tổng quan phát triển điện lực và năng lượng gió tại VIỆT NAM
Chương III : Dự án đầu tư XDCT phong điện
Chương IV: Đánh giá hiệu quả dự án phong điện
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 152
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 2518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 674
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 11
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 16