Mã tài liệu: 21777
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file: 544 Kb
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
Ngành kinh doanh khách sạn và lưu trú ở nước ta chỉ bắt đầu phát triển mạnh từ đầu thập kỷ 90 khi nhà nước có những chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đa phương và bước vào nền kinh tế thị trường.
Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngành du lịch, nó chiếm tỷ trọng lớn, nguồn doanh thu lớn cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay ngành kinh doanh khách sạn gặp khó khăn do sự bùng nổ của số lượng khách sạn mới gia nhập thị trường, do ngành du lịch gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn khách đến thăm quan du lịch, do sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, sản phẩm.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2010 chỉ khoảng 1,89 triệu lượt khách, giảm 19,1% so với cùng kỳ 2009, chỉ có 518.000 lượt khách quốc tế đến Hà Nội, giảm 26% so với năm 2009.
Công suất phòng giảm trên tất cả các phân khúc thị trường khách sạn. Phân khúc khách sạn 5 sao giảm 15%, so với năm 2009, xuống còn 50%; trong khi phân khúc khách sạn 4 sao và 3 sao đều giảm 25% so với cùng kỳ năm 2009 xuống còn 39% và 43%.
Giá phòng trung bình ( ADR) cũng giảm so với cùng kỳ năm 2009, tuy mức giảm không nhiều, khách sạn 5 sao chỉ giảm 3% xuống còn 150 USD, khách sạn 4 sao giảm 10% xuống còn 67 USD trong khi khách sạn 3 sao chỉ giảm 5% xuống còn 37 USD.
Theo nguồn từ www.vinacorp.vn, trong quý III/2010, đã có thêm “khách sạn dát vàng” Grand Plaza tiêu chuẩn 5 sao được đưa vào khai thác, với hơn 400 phòng cùng với hai khách sạn 3 sao mang tên Oasis và Asean, nâng tổng số phòng khách sạn mới thêm hơn 560 phòng. Số khách sạn mới đi vào hoạt động này cũng giúp tăng nguồn cung phòng khách sạn thêm 7% so với cùng kỳ năm 2009 và hơn 10% so với quý II/2010.
Theo số liệu năm 2008, số cơ sở kinh doanh lưu trú có quy mô dưới 50 phòng chiếm tới 93% phản ánh phần nào chất lượng và năng lực cạnh tranh thấp của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại nước ta. Hầu hết khách sạn dưới 50 phòng là các khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1-2 sao, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng đi du lịch của khách, hệ thống sản phẩm mới chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ cơ bản liên quan đến chuyến đi của khách. Đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý của các cơ sở kinh doanh hầu hết chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; trang thiết bị, kỹ năng phục vụ và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của nhân viên còn yếu và thiếu.
Công ty cổ phần Lê Minh Trung là công ty hoạt đông trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn với hệ thống sản phẩm là dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua kết quả phiếu điều tra thực tập tại công ty cổ phần Lê Minh Trung trong thời gian qua em nhận thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú của công ty chỉ chủ yếu kinh doanh sản phẩm dịch vụ lưu trú, doanh thu từ kinh doanh sản phẩm lưu trú chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty. Qua tìm hiểu tình hình kinh doanh tại công ty em nhận thấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm, nguồn nhân sự, các công cụ xúc tiến thương mại như: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, giá, …vẫn còn yếu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 771
⬇ Lượt tải: 16