Mã tài liệu: 120239
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,073 Kb
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
Trong thực trạng nền kinh tế phát triển mạnh như ở Việt Nam những năm trước, khi mà các biến động thị trường mang tính tích cực, rất nhiều cơ hội, giao dịch kinh tế được thực hiện một cách dễ dàng và có lợi cho các bên thì phần lớn các doanh nghiệp trong nước đều thấy mình thành công, dù ở cấp độ nhiều hay ít, mà không tính đến dài hạn hay ngắn hạn. Các rủi ro khi đó được giảm thiểu một cách khách quan từ thị trường và do đó bị xem nhẹ một cách đáng tiếc. Tuy nhiên khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại và kém thuận lợi, bắt đầu từ lạm phát cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt đến việc khan hiếm nguồn lực tài chính, áp lực lãi suất cao và gần nhất là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với mặt trái của các biến động – các rủi ro kinh doanh. Một số yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công, khả năng vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay, thậm chí khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong nước chính là việc họ có hay không một cơ chế nhận diện, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro. Nếu làm tốt hơn thì nhiều doanh nghiệp biến rủi ro thành cơ hội cho mình.
Xét từ góc độ kinh doanh, khi đưa ra bất cứ quyết định nào nhà quản lý tất yếu sẽ phải cân nhắc đến yếu tố rủi ro. Mức độ thành công hay thất bại của quyết định đó sẽ chụi ảnh hưởng trực tiếp của các rủi ro liên quan và việc các rủi ro đó được kiểm soát như thế nào.
Càng nhiều biến động thị trường, càng nhiều yếu tố không chắc chắn thì mối đe dọa với doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, với phương châm kinh doanh “rủi ro cao lợi nhuận lớn” thì đó cũng được xem là những cơ hội cho những doanh nghiệp có khả năng nắm bắt và quản lý được các rủi ro. Với việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế Việt Nam chính thức trở thành một mắt xích chịu những biến động tích cực cũng như tiêu cực của nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc chuyển giao công nghệ cũng như các vấn đề về vốn tuy nhiên áp lực cạnh tranh cũng sẽ ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro.
Những biến động của nền kinh tế như khủng hoảng, lạm phát, sự thay đổi của chính sách pháp luật, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Đều gây ra những tác động và khó khăn lớn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là những rủi ro trước mắt mà công ty phải có những nghiên cứu sát thực và hiệu quả để đưa ra những chính sách, kế hoạch nhằm phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro do các yếu tố của nền kinh tế phát triển không ngừng hiện nay gây ra.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh than của công ty cổ phần sản xuất và thương mại than Uông Bí.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh than của công ty cổ phần sản xuất và thương mại than Uông Bí.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 2687
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 1717
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 222
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 179
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 185
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 18