Mã tài liệu: 56745
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file: 108 Kb
Chuyên mục: Luật ngân hàng
Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân các địa phương. Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế: giải quyết một số lượng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập... cho người dân địa phương mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của các làng, xã, phường, hội... Tuy nhiên, lịch sử các làng nghề truyền thống Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, các ngành nghề thủ công truyền thống có những lúc có nguy cơ bị mai một, thất truyền đặc biệt là giai đoạn những năm cuối của thế kỷ XX. Nhận thức được tầm quan trọng của sự tồn tại các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề. Trong đó, Đảng và Nhà nước đặc biệt khuyến khích sự phát triển của loại hình du lịch làng nghề.
Ngày nay, khi thu nhập, mức sống của người dân nhiều nơi trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ngày một tăng, trình độ dân trí được ngày một cao thì nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu lịch sử, văn hoá, đời sống nhân dân các nước, các dân tộc, các địa phương ngày càng tăng. Và sự thoả mãn những nhu cầu ấy là một trong những động lực thúc đẩy con người đi du lịch nhiều hơn trong thời gian gần đây. Để thoả mãn phần nào những nhu cầu ấy một sản phẩm du lịch mới đã ra đời ở Việt Nam - các chương trình du lịch làng nghề truyền thống.
Sự ra đời của các chương trình du lịch làng nghề một mặt đã thoả mãn phần nào nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hoá, đời sống người dân Việt Nam nói chung và các làng nghề nói riêng của các du khách. Mặt khác, hoạt động du lịch làng nghề cũng có những đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghề đó. Nhưng do các chương trình du lịch làng nghề mới được ra đời nên những đóng góp của nó trong sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống chưa được nhìn nhận một cách cụ thể, đầy đủ.
Du lịch làng nghề là một hoạt động kinh tế có nhiều đóng góp tích cực, là một giải pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ và phát triển làng nghề truyền thống. Trong cơn lốc thị trường hiện nay, việc duy trì và phát triển các giá trị truyền thống là một vấn đề đầy khó khăn và phức tạp. Do vậy cần phải phát huy vai trò, sự đóng góp của hoạt động du lịch làng nghề như một giải pháp giúp bảo vệ, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống. Sự phát triển loại hình du lịch này một mặt quảng bá, giới thiệu các giá trị truyền thống, lịch sử các làng nghề truyền thống của Việt Nam, mặt khác khuyến khích các nghệ nhân, thợ thủ công gắn bó với nghề truyền thống hơn, khích lệ người dân gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Đề tài gồm 3 chương sau:
Chương 1: Mối quan hệ giữa sự phát triển hoạt động du lịch và làng nghề truyền thống.
Chương2. Thực trạng phát triển và đóng góp của hoạt động du lịch làng nghề trong sự phát triển của làng nghề gốm Bát Tràng.
Chương 3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường vai trò của du lịch đối với sự bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 2661
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16