Mã tài liệu: 99989
Số trang: 63
Định dạng: docx
Dung lượng file: 271 Kb
Chuyên mục: Quản trị doanh nghiệp
Xu thế hội nhập đang trở thành một tất yếu trong điều kiện hiện nay. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó ,là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), sắp tới sẽ gia nhập WTO (Tổ chức thương mại Thế giới ), thực hiện ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương … Có thể nói, chưa bao giờ sự giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với thế giới lại diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp như vậy. Chúng mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội và không ít những thách thức to lớn .
Sự có mặt của hàng Việt Nam ở nhiều thi trường đồng nghĩa với việc ở cùng một thị trường, với cùng một loại sản phẩm sẽ có sự tham gia của nhiều nước. Đó là chưa kể đến nhiều doanh nghiệp trong cùng một nước cũng thực hiện việc xuất khẩu sang thị trường đó. ở đây muốn nói tới tính hai mặt của cạnh tranh, khi cung và cầu gặp nhau tại một điểm, là lúc thị trường bão hoà và khi đó người tiêu dùng sẽ lựa chọn những mặt hàng có chất lượng như mong muốn nhưng giá bán rẻ hơn. Điều này không phải nhà cung cấp (doanh nghiệp ) nào cũng làm được, đó là sự loại trừ trong cạnh tranh. Mặt khác, chính điều đó sẽ buộc các doanh nghiệp phải bằng cách nào đó để làm cho sản phẩm của mình có tính cạnh tranh cao, tức là có chất lượng tốt nhưng giá bán hạ hơn.
Và có một con đường đúng đắn nhất, đó là tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, như vậy có thể giảm được giá bán mà vẫn thu được lợi nhuận. Chính vì vậy, trong mỗi doanh nghiệp công tác quản lý chi phí và quản lý giá thành sản phẩm phải được thực hiện thật tốt.
Đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, sau nữa là sự nghiêm túc của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp trong quá trình thực thi các biện pháp đó.
Có thể nói, việc tăng cường các biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm luôn là sự quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, và căn cứ vào những đặc thù riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giầy Thăng Long, nên em đã lựa chọn đề tài cho luận văn của mình là: “Các biện pháp tài chính chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty giầy Thăng Long.”
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng về công tác quản lý chi chí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty giầy Thăng Long.
Chương III: Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty giầy Thăng Long.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16