Mã tài liệu: 95926
Số trang: 7
Định dạng: docx
Dung lượng file: 79 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái,... cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững đa canh và có nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
Sau hơn 10 năm thực hiện đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ khá cao và khá ổn định (bình quân tăng 4 - 4,5%). Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa phương trong cả nước, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất xuất khẩu như: Lúa gạo vùng ĐBSCL, ĐBSH; cà phê vùng Tây Nguyên; cao su vùng ĐNB;...Đặc biệt nâng cao được khối lượng hàng hoá và kim ngạch nông - lâm - thuỷ sản xuất khẩu (bình quân tăng 20%/năm); đã góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, theo hướng CNH và HĐH, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao, khẳng định vị thế của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế
Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập cần phải tập trung nghiên cứu và giải quyết, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển CNH và HĐH, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp phát triển của nền Nông Nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
Trước xu thế hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1996 và đang trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tuy rằng xu thế hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin... tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng nông nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt trước những thách thức lớn về sự cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong môi trường tự do thương mại, mà trên thực tế Việt Nam chưa có mấy lợi thế, nhiều mặt còn yếu kém: về chất lượng, cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường thế giới... kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó năng suất lao động xã hội và nông nghiệp còn thấp. Lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa nhiều, thu nhập thấp, sức ép về dân số, việc làm đang trở nên những vấn đề lớn có tính bức xúc của xã hội.
Với 80% dân số sống trong khu vực nông nghiệp và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - nghiệp. Nên vấn đề phát huy các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, không chỉ là yêu cầu đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, mà còn là vấn đền có tính chiến lược, nhằm giải quyết có tính tổng thể về các quan hệ kinh tế - xã hội... trong nông thôn và nông nghiệp
Tiếp tục đổi mới cơ cấu nông nghiệp và thể chế, chính sách, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hàng hoá nông nghiệp trên thị trường trong nước và thị trường thế giới là nội dung có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Do vậy, xuất phát từ những thực tiễn khách quan trên, em xin nghiên cứu đề tài: "Phương hướng cơ bản chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002-2010".
Đây là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp nhưng trong điều kiện hạn chế về thời gian thực tập cũng như giới hạn về lượng kiến thức, kinh nghiệm thực tế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô cùng các cô, các bác ở Bộ Kế hoạch- Đầu tư để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
phần i Cơ cấu nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp trong phát triển kinh tế
phần ii đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông -lâm -ngư nghiệp
phần iii định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp việt nam thời kỳ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16