Mã tài liệu: 95949
Số trang: 6
Định dạng: docx
Dung lượng file: 72 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, để đưa đất nước đi lên theo kịp các nước có nền công nghiệp phát triển. Chúng ta phải thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng một cơ cấu kinh tế thích hợp với điều kiện nước ta hiện nay và với tình hình quốc tế hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Trong những năm qua, cùng với sự đi lên của kinh tế đất nước, kinh tế tỉnh Bình Thuận cũng đã có những chuyển biến rõ nét. Điều này thể hiện thông qua : Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm quốc nội Tỉnh (GDP) thời kỳ 2001-2004 là 11,67% (Trong đó nông ngư lâm nghiệp tăng 7,6%; Công nghiệp xây dựng tăng 16,5%; Dịch vụ tăng 14,6%); Sản lượng lương thực 420.000 tấn; Sản lượng khai thác hải sản 140.000 tấn; Giảm tỷ lệ nghèo 6,7%… Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của Bình Thuận là đầu tư đúng hướng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách hợp lý và có hiệu quả…
Bên cạnh những tiến bộ về kinh tế-xã hội Bình Thuận cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế. Đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, ngành công nghiệp chưa phát triển, dịch vụ mặc dù chiếm tỷ trọng khá trong GDP toàn tỉnh nhưng vẫn mang tính nhỏ bé, cơ sở vất chất kỹ thuật còn ở mức thấp, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu mang tính thời vụ. Nền kinh tế chưa có tích luỹ để phục vụ nhu cầu tái đầu tư. Trình độ dân trí vẫn còn thấp, lực lượng lao động có kỹ thuật và có kiến thức kinh tế còn rất ít. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các tỉnh khác và so với cả nước.
Từ thực tế trên đòi hỏi Bình Thuận phải tận dụng mọi nguồn lực hiện có để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, mau chóng thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, khắc phục những khó khăn, hạn chế những vấn đề đang vấp phải như hiện nay. Và nếu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đúng hướng sẽ đáp ứng được những yêu cầu bức thiết đó. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang lại một hướng đi đúng hơn trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Đó cũng là một quá trình đi theo xu hướng chung của cả nước, khu vực và thế giới nhưng phải được điều chỉnh theo những đặc trưng cơ bản nhất của địa phương như : Xuất phát điểm trong phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, ngành nghề truyền thống, nguồn nhân lực…
Chuyên đề thực tập này tập trung vào nghiên cứu, đánh giá một số mặt của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2001-2005. Và dựa trên những tri thức đã học kết hợp với việc đối chiếu, so sánh với hoạt động chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một số tỉnh trên toàn quốc, chuyên đề đưa ra một số phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình thuận thời kỳ 2006-2010 và đề xuất một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý, có hiệu quả.
chương 1: lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của địa phương
chương 2: thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh bình thuận thời kì
chương 3: định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh bình thuận thời kì
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 18