Mã tài liệu: 27435
Số trang: 73
Định dạng: docx
Dung lượng file: 772 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung. Cạnh tranh là một tất yếu khách quan là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Cạnh tranh không chỉ là cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau mà còn là sự cạnh tranh giữa người bán hàng, giữa khách hàng với người bán hay giữa chính các khách hang với nhau.
Trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh, cung ứng những sản phẩm có cùng chức năng, công dụng, kiểu dáng giống nhau. Nghĩa là trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thay thế để khách hàng lựa chọn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp minh cung ứng, chứ không phải của đối thủ cạnh tranh? Đó là câu hỏi lớn đối với bất cứ ban lãnh đạo một công ty lớn nào. Muốn khách hàng lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp mình cung cấp thì doanh nghiệp phải không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh, cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên… tất cả nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đa dạng hóa mẫu mã và giảm giá thành sản phẩm, giữ chữ tín... Có như vậy doanh nghiệp mới chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và thu hút được khách hàng đồng thời chiến thắng được đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển còn doanh nghiệp nào sẽ bị phá sản và giải thể. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, tiến xa hơn là thời kỳ hội nhập nền kinh tế thế giới với việc Việt Nam gia nhập WTO thì chuyện bảo hộ của Nhà Nước với các doanh nghiệp trong nước là không thể. Buộc các doanh nghiệp phải tự mình vận động để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới. Bên cạnh việc được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các quốc gia thành viên, Việt Nam cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cắt giảm mức thuế quan, đồng thời phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế. Điều này đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn khi phải cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng. Nếu doanh nghiệp không có ý thức nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và bị đào thải khỏi thị trường. Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại sống còn của mỗi doanh nghiệp nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung.
bài làm bao gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Phạm Minh.”
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành xăng dầu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Phạm Minh.
Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Phạm Minh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 971
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 1133
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 19