Mã tài liệu: 64562
Số trang: 121
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,493 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Thị trường viễn thông thế giới ngày càng mở rộng với tốc độ thay đổi rất lớn, trở thành một lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới và là một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị.
Viễn thông Việt Nam đã hội nhập quốc tế về công nghệ, dịch vụ và mô hình kinh doanh từ khá sớm. Về thị trường, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 2001 cho phép Mỹ tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng thực tế chủ yếu vẫn chỉ có cạnh tranh trong nước. Tuy nhiên thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết các loại hình dịch vụ. Đến nay Việt Nam đã có 8 nhà khai thác có hạ tầng mạng (VNPT, SPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và FPT Telecom) cung cấp mọi loại dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, ngoài ra có hàng trăm doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông không có cơ sở hạ tầng mạng làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt.
Trong môi trường đó, thực tế nhiều doanh nghiệp viễn thông rất thành công do có những định hướng chiến lược đúng đắn và cũng nhiều doanh nghiệp thất bại đi đến đổ vỡ vì không có chiến lược hoặc có những không phù hợp, thiếu linh hoạt với môi trường biến động liên tục và phức tạp hiện nay. Điều này cho thấy các doanh nghiệp viễn thông trên thế giới và ở Việt Nam muốn tồn tại, phát triển thì một yếu tố có tính quyết định là phải hoạch định, tổ chức thực thi và phát triển chiến lược phù hợp với những biến động của môi trường dựa trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các cơ hội kinh doanh tiềm năng, nhận dạng các thách thức đồng thời tối đa hoá các lợi thế, nâng cao được năng lực cạnh tranh theo định hướng tăng cường: Tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp ; Tiềm năng về khoa học công nghệ của doanh nghiệp; Tiềm năng về con người và mô hình quản lý của doanh nghiệp.
Kết cấu đề tài này gồm:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông.
Chương 2: Phân tích chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện trong giai đoạn 2006-2010
Chương 3: Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện đến năm 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 37
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 685
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17