Mã tài liệu: 57351
Số trang: 31
Định dạng: docx
Dung lượng file: 181 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ cuối năm 2007, sau đó kéo theo suy thoái kinh tế Mỹ, rồi lan ra toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã gây ra những tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc suy thoái bắt đầu từ những biểu hiện là giá dầu thô trên thế giới liên tục tăng cao, kéo theo sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng, cùng với nó tỷ lệ lạm phát ở hầu hết các nước đều ít nhất là trên hai con số.
Ở Việt Nam, biểu hiện của suy thoái bắt đầu những tháng cuối năm 2007 và phát triển mạnh những tháng đầu năm 2008 đến tận bây giờ. Có thể nói nền kinh tế nước ta đã chịu những thiệt hại nặng nề từ cuộc suy thoái này. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, thị trường chứng khoán vô cùng ảm đạm, thậm chí phải tạm ngưng hoạt động một thời gian ngắn, sản xuất bị đình trệ, nội tệ mất giá không phanh, số lượng việc làm giảm một cách nhanh chóng làm cho số lượng thất nghiệp tăng cao nhất từ trước đến nay… Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tất các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân không nhiều thì ít.
Đứng trước tình hình này, Nhà nước và nhân dân đã và đang nỗ lực hết mình để chống chọi với những khó khăn, thách thức nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng điêu đứng, suy kiệt. Hầu hết các doanh nghiệp đều hiểu rằng muốn đứng vững trên thương trường, muốn vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay, không có cách nào khác là phải tìm mọi cách nâng cao sản lượng tiêu thụ, cân đối doanh thu, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Công ty kinh doanh than Hà Nội, trực thuộc Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc_ Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế này, tiêu dùng quốc dân giảm khiến cho sản xuất trì trệ, sản lượng tiêu thụ than của Công ty cũng vì thế mà sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận của Công ty thấp không đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên, lượng hàng tồn kho lớn, vốn không đủ quay vòng… Đây không chỉ là khó khăn riêng của Công ty kinh doanh than Hà Nội mà là khó khăn chung của toàn nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra là làm thế nà để Công ty thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn này, vẫn tồn tại và phát triển theo đúng lộ trình mà ngành than và Công ty đề ra trước đó. Đề tài nghiên cứu này của tôi sẽ trả lời cho câu hỏi đó một cách tối ưu nhất.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược mở rộng thị trường
Chương II: Thực trạng thị trường Công ty kinh doanh than Hà Nội trước và trong suy thoái
Chương III: Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty kinh doanh than Hà Nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 173
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16