Mã tài liệu: 56838
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 198 Kb
Chuyên mục: Quản trị chất lượng
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt nam. Kinh tế tư nhân là một bộ phận trong cơ cấu ấy, đã có một thời kỳ bị coi là bộ phận đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy nằm trong diện phải cải tạo, xoá bỏ.
Thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là cực đoan và sự xuất hiện trở lại của của kinh tế tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt nam sang kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân.
Đại hội Đảng VI đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Những quan điểm đổi mới kinh tế đã thúc đẩy và khơi dậy mọi tiềm năng sẵn có trong nhân dân. Các chính sách, cơ chế quản lý đã từng bước được hoàn thiện và đồng bộ.
Mặc dù, trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiên nay, thành phần kinh tế tư bản tư nhân không còn giữ vai trò thống trị như dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, vì nó không nắm giữ các mạch máu kinh tế quan trọng, dù nó còn chiếm tỷ trọng lớn về vốn kinh doanh và giá trị tổng sản lượng. Nhưng thành phần này vẫn còn có một vai trò đáng kể xét trên phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội. Nó có tác dụng, tận dụng tiền vốn vật tư kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của các nhà tư bản, giải quyết việc làm cho xã hội...Thành phần này còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ chừng nào còn phát huy tác dụng.
Thực tiễn luôn vận động và phát triển không ngừng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của của nền kinh tế nói chung, vấn đề đặt ra là phải không ngừng nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường - mà kinh tế tư nhân là một bộ phận không thể thiếu, từ đó vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Đây là một vấn đề khá phức tạp cần được nghiên cứu và hoàn thiện hơn.
Đề tài gồm 2 phần chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về quan điểm toàn diện.
Chương 2: Quan điểm toàn diện trong việc phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1622
👁 Lượt xem: 820
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16