Mã tài liệu: 97297
Số trang: 47
Định dạng: docx
Dung lượng file: 331 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001-2010 là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Yêu cầu đó đáp ứng nguyện vọng của nhân dân ta nhưng cũng đòi hỏi một sự phấn đấu rất cao nếu ta nhìn từ thực tiễn hiện nay. Để đạt được mục tiêu đó nhân dân ta phải hết sức nỗ lực, thực sự là một cuộc “chiến đấu” đầy thử thách, trong đó ngành giáo dục và đào tạo có một vai trò đặc biệt quan trọng. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng đều quan tâm đến giáo dục- đào tạo, để xây dựng được một nền giáo dục thực sự có chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội, thời đại là một quá trình làm việc hết sức khoa học và nghiêm túc, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục có sự năng động sáng tạo trong đổi mới công tác quản lý giáo dục. Về giáo dục-đào tạo trong thời gian tới, Đảng ta nêu rõ định hướng: “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện: “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề; đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân,… thực hiện: “giáo dục cho mọi người” và “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Mục tiêu của định hướng đó là tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong tương lai. Bởi vậy đào tạo ở bậc đại học cần đặc biệt quan tâm vì sinh viên sẽ là nguồn nhân lực chính trong tương lai và cũng là những người trực tiếp điều hành nền kinh tế đất nước sau này. Ngày nay chất lượng giáo dục đào tạo ở bậc đại học luôn được các nước đưa ra để xem xét bởi nó là một vấn đề khá phức tạp. Nhiều quốc gia đã tiến hành cải cách phương pháp giảng dạy ở đại học nhưng cũng chưa có quốc gia nào thành công. Thậm chí có nhiều nước phát triển như Nhật cũng đã cảnh báo sẽ gặp nhiều bất cập về đào tạo và giáo dục ở đại học trong thế kỷ 21 này. ở Việt Nam đào tạo ở bậc đại học đang còn vấn đề bất hợp lý. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học của nước ta. Một trong những yếu tố tác động lớn đến chất lượng đào tạo đó là phương pháp học tập ở đại học. Để có một cái nhìn tổng quát về các phương pháp học tập ở trường đại học Kinh tế quốc dân, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phương pháp học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân”. Trong phần nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học. Do nhiều điều kiện hạn hẹp trong quá trình nghiên cứu như điều kiện về thời gian, về tài chính cũng như những vấn đề khó khăn gặp phải khi tiến hành điều tra thực tế chúng tôi đã tiến hành chọn mẫu điều tra là 16 lớp thuộc khoa quản trị kinh doanh (các khoá 44, 45, 46) và 4 lớp của trường đại học Quản lý kinh doanh Hà Nội. Thông qua bảng hỏi nhằm giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan từ nhiều khía cạnh khác nhau về phương pháp học tập của sinh viên để thích ứng với phương pháp giảng dạy hiện nay. Chúng tôi mong muốn có thể đóng một phần nhỏ bé vào việc xây dựng phương pháp học tập của sinh viên Đại học Kinh tế quôc dân ngày một tốt hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 255
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1740
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 10
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 19