Mã tài liệu: 43059
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,130 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, doanh nghiệp chịu điều tiết của nhiều quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả...Nhất là khi mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, tiến tới hòa nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực thì sự biến động của các yếu tố thị trường có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng nhanh và phức tạp, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt thì các nhà quản lý doanh nghiệp phải đưa ra được các quyết định nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Muốn vậy, các nhà kinh doanh và quản lý phải nhận thức được tầm quan trọng và thường xuyên thực hiện các hoạt động phân tích kinh tế. Qua phân tích kinh tế, doanh nghiệp sẽ nắm được thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện tình hình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh làm cơ sở đề ra các chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh là doanh thu. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Tăng doanh thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với xã hội.
Đối với doanh nghiệp, tăng doanh thu là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, thu hồi vốn nhanh, tạo những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu cho hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập
cho người lao động.
Đối với xã hội, tăng doanh thu góp phần thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cho xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền và với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phân tích doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong kỳ, qua đó thấy được những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan đến tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra được những chính sách, phương pháp quản lý thích hợp, đưa ra các biện pháp để tăng doanh thu. Như vậy, phân tích doanh thu là một nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 5822
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 171
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 768
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 8
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16