Mã tài liệu: 85615
Số trang: 44
Định dạng: docx
Dung lượng file: 194 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển đáng kể trong nhiều năm gần đây. Từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ một nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng đã vươn lên là một nền kinh tế ổn định và phát triển.
Đạt được những thành tựu đó là nhờ Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối đổi mới đúng đắn, năng động và sáng tạo. Ngay từ đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, mọi thành phần kinh tế, từ quốc doanh, tập thể đến các hộ cá thể, tư nhân đều có quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trước pháp luật. Trong đó hộ sản xuất được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, đóng vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu của nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sự hình thành và phát triển của kinh tế hộ sản xuất đã mang lại những kết quả to lớn cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, giờ đây Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong tình hình hiện nay hộ sản xuất là đơn vị cung ứng hầu hết nông phẩm cho toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy phát triển hộ sản xuất theo mô hình thích hợp là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay và trong tương lai.
Ngành Ngân hàng Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc trợ giúp về vốn cho hộ sản xuất. Quy định 06/HĐBT ngày 18/01/2001 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam đã tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện tốt nhất các dự án sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao phát triển sản xuất của mỗi gia đình cũng như của toàn xã hội.
Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của hộ sản xuất, trong những năm qua tỉnh Hà Tĩnh đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đến với hộ sản xuất bằng những biện pháp thích hợp, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng khối lượng tín dụng, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho hộ sản xuất, ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất.
Chương II : Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh.
Chương III : Giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 216
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 1429
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 1773
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16