Mã tài liệu: 56949
Số trang: 10
Định dạng: docx
Dung lượng file: 39 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Khi nghiên cứu lịch trình phát triển của xã hội loài người, chúng ta thấy xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Khi sản xuất phát triển đến một giai đoạn nhất định thì cách thức sản xuất của con người cũng được đổi mới. Kỹ thuật sản xuất cải tiến, năng suất lao động được nâng cao, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất cũng thay đổi. Chủ nghĩa duy vật lịch sử gọi cách thức sản xuất đó là phương thức sản xuất. Mỗi khi xuất hiện một phương thức sản xuất mới có nghĩa là một giai đoạn phát triển mới của xã hội loài người ra đời và xã hội lại có nhiều thay đổi cơ bản. Kết cấu kinh tế xã hội thay đổi, những quan hệ xã hội về các mặt chính trị, tư tưởng, pháp quyền, đạo đức … cũng biến đổi theo. Đó là sự phát triển tất yếu của xã hội, là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.
ở nước ta, từ một nước có nền kinh tế tiểu nông. Mặt khác, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Vì thế, muốn thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và nhanh chóng đạt tới trình độ của một nước phát triển thì tất yếu phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như là “một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội” mà Đảng ta đã nêu ra. Mà cơ sở lý luận sâu xa của quan điểm đó chính là học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội.
Từ thực tế đó cộng với những kiến thức về bộ môn kinh tế chính trị và đặc biệt là bộ môn Triết học mà các thầy cô đã truyền đạt cho em cùng nhiều tài liệu tham khảo, em đã chọn đề tài: “Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và vận dụng thực tế trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam”.
Bài tiểu luận của em gồn hai phần chính:
+ Phần thứ nhất: Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội.
+ Phần thứ hai: Vận dụng trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam.
Mặc dù đã được thầy giáo hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình nhưng chắc chắn bài tiểu luận của em sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
I. Cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội.
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
Con người muốn tồn tại phải có lương thực để ăn, áo để mặc, nhà để ở cùng nhiều thứ cần thiết khác nữa. Những thứ này, không có sẵn trong tự nhiên mà do con người sản xuất ra bằng cách tác động vào tự nhiên cải biến các dạng vật chất để tạo ra của cải vật chất thoả mãn cho đời sống xã hội của con người. Do đó, sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện sống còn của con người, của xã hội không những thế nó còn là cơ sở hình thành nên tất cả các quan hệ xã hội khác như quan hệ xã hội về Nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo … Mặt khác, sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội, đưa xã hội ngày càng tiến lên từ thấp đến cao với kỹ thuật ngày càng hiện đại, tinh vi hơn.
Sản xuất xã hội là hoạt động đặc trưng riêng có của xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người trong hiện thực. Ba quá trình sản xuất này không tách rời nhau trong sản xuất xã hội, trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò quan trọng nhất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.
Như vậy, xét đến cùng thì sản xuất vật chất quy định và quyết định toàn bộ đời sống xã hội, do đó nó cũng giữ vai trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội.
Khái quát sự vận động nhiều mặt của đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã đề ra học thuyết về hình thái kinh tế xã hội. Đó là cơ sở lý luận khoa học để nghiên cứu sự phát triển của lịch sử xã hội loài người qua các giai đoạn khác nhau.
Chủ trương lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới ở nước ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng sáng suốt lý luận về hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện của nước ta - một nước đã bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa xã hội - một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống thấp để cải tạo và xây dựng xã hội mới với những bước đi thận trọng, vững vàng trong tất cả các lĩnh vực theo đường lối cách mạng của Đảng ta.
Bài tiểu luận gồm hai phần chính:
Phần thứ nhất: Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội.
Phần thứ hai: Vận dụng trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 1262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 923
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1317
⬇ Lượt tải: 18