Mã tài liệu: 57878
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file: 188 Kb
Chuyên mục: Kinh tế vĩ mô
Lịch sử ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời của nhà nước, thuế ra đời để duy trì sự thống trị của Nhà nước, thuế vừa là công cụ vừa là mục đích của nhà nước. Nhà nước quản lý kinh tế xã hội thông qua các công cụ vĩ mô, một trong các công cụ đó là thuế và thuế cũng là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.
Ở Việt Nam nhà nước cũng quản lý nền kinh tế thông qua một trong các công cụ vĩ mô đó là thuế nói chung và điều tiết hoạt động ngoại thương thông qua thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Chúng ta phải cải cách thuế xuất nhập khẩu là do hai nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân chủ quan đó là: kể từ khi thuế xuất nhập khẩu ra đời nó ngày càng tỏ ra là công cụ có hiệu quả trong việc quản lý xuất nhập khẩu, phát triển và bảo hộ chính đáng sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng quan hệ quốc tế. Thuế xuất nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều bất cập của hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu, đòi hỏi phải sớm cải cách để có được một chính sách thuế xuất nhập khẩu lý tưởng.
- Nguyên nhân khách quan đó là: xu thế hội nhập kinh tế đặt ra yêu cầu mới đối với chính sách thuế xuất nhập khẩu, đặc biệt Việt Nam đã tham gia vào ASEAN và kỳ kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), đã ký với cộng đồng Châu Âu nghị định thư về giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm, mặt hàng dệt may và sắp tới gia nhập APEC, WTO. Do đòi hỏi phải thực hiện những cam kết quốc tế đó là các nước phải nới lỏng đi tới giảm thiểu hàng rào thuế quan và phi thuế quan để cho hàng hoá các nước trong khối tự do lưu thông trên thi trường của các nước thành viên. Hơn nữa Việt Nam đang thực hiện mục tiêu CNH hướng về xuất khẩu.
Thuế và thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô cuả Nhà nước. Mặc dù trong những năm qua, chúng ta đã ổn định kinh tế chính trị, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh pháp triển, từng bước điều chỉnh phân phối được thu nhập, tăng thu ngân sách nhà nước và tăng cường các mối quan hệ quốc tế. Nhưng trước xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, chúng ta đã không ngừng coi trọng vai trò của thuế và thuế xuất nhập khẩu để thích ứng với cơ chế mới và đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng ở nước ta còn có một số vấn đề bất cập do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan cần được khắc phục.
Đề tài gồm 3 phần sau:
Chương I: Thuế và vai trò vủa thuế xuất nhập khẩu ở nước ta.
Chương II: Thực trạng hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta.
Chương III: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 1618
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 50
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1590
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 19